Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Giai đoạn 2019-2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh. Tuy nhiên, con số này còn khá nhỏ bé so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD mỗi năm để thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh.

dautu

Hình minh họa

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho việc chuyển đổi xanh. Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân khiến kìm hãm sự phát triển của tín dụng xanh và trái phiếu xanh có thể kể đến là do chưa hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thiếu các tiêu chí, quy định về môi trường và danh mục phân loại xanh.

Trong bài tham luận "Xây dựng Danh mục phân loại xanh: Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở Việt Nam" của PGS-TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT, cho biết, một trong những tầm quan trọng hàng đầu là tạo điều kiện cho phát triển bền vững.

Việc xây dựng mục phân loại xanh dựa trên chuẩn quốc tế giúp xác định rõ ràng những tiêu chí và yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của các dự án. Điều này khuyến khích việc đầu tư và phát triển các dự án có tác động tích cực đến môi trường, đồng thời hạn chế sự phát triển của những dự án gây hại.

Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tài trợ quốc tế là một yếu tố quan trọng. Các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế ngày càng quan tâm đến các dự án xanh và bền vững. Bằng việc áp dụng chuẩn quốc tế trong việc phân loại các dự án, Việt Nam sẽ tạo ra sự minh bạch và tin tưởng cho cộng đồng quốc tế. Điều này giúp thu hút đầu tư và tài trợ quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghệ trong nước.

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chi nhánh miền Nam cho rằng, đối với Việt Nam, để phát triển được tài chính xanh thì cũng phải phát triển chung trong bối cảnh nền kinh tế xanh. Chính phủ đã có chiến lược phát triển xanh rồi nhưng làm sao để các hoạt động kinh tế xanh có khuôn khổ pháp lý nhằm xác định được các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục tiêu định lượng, đo đếm, đánh giá được mức độ xanh hay mức độ tác động đến môi trường cũng như mức độ giảm rác thải. 

Hiện nay đã có những thành công bước đầu trên thị trường tài chính xanh Việt Nam. Tuy nhiên, có một số điểm tương đối lớn đó là cần có sự đột phá.

Thứ nhất là cần nguồn vốn ưu đãi, nhưng hiện nay trong nước lại có ít nguồn vốn ưu đãi. Mặc dù chính phủ đã có những định hướng về chính sách nhưng chưa có những chương trình cụ thể sử dụng ngân sách làm nguồn vốn tạo động lực cho kinh tế xanh.

Thứ hai là hầu hết các nguồn vốn ưu đãi hiện này đều từ bên ngoài, từ các đối tác nước ngoài. Mặc dù chúng ta có nhiều cơ hội thu hút các nguồn vốn ưu đãi từ bên ngoài này nhưng thực tế triển khai còn nhiều khó khăn. Một phần khó khăn này đến từ các vướng mắc của thủ tục hành chính, nếu khai thông được những vướng mắc này, việc phát triển tài chính xanh nói riêng và kinh tế xanh nói chung sẽ có nhiều thuận lợi. Đơn cử như các thủ tục cấp phép đầu tư, thủ tục liên quan đến hợp đồng mua bán điện được sản xuất từ các nguồn bền vững. Khi những cơ chế đó chưa phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư thì họ sẽ không vào.

Thị trường tài chính chung của Việt Nam trong những năm gần đây tương đối ổn định. Một trong những vấn đề đã được nhiều chuyên gia nhận định đó là chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng trong cấu phần của thị trường tài chính. Trong thời gian tới, biện pháp quan trọng nhất đó là phát triển đồng bộ các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu,… làm sao để giúp nền kinh tế có thể huy động được nguồn vốn dài hạn. 

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực tham gia phát triển xanh, Chính phủ và các địa phương cần tháo gỡ những nút thắt về vốn, tín dụng và có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển tài chính xanh, thời gian tới, Nhà nước cần đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh; đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.