Thứ tư, 30/12/2020, 08:17 AM

Đà Nẵng sớm có nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ ngày đêm

(CL&CS) - Ngày 29/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cho biết, HĐND TP đã có quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ngày đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn theo hình thức PPP.

Đà Nẵng sớm có nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ ngày đêm

Đà Nẵng sớm có nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ ngày đêm

Theo đó, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn TP Đà Nẵng (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) sau khi hoàn thành sẽ xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt, sau khi đốt thu được điện năng, tro bay và xỉ lò để sản xuất gạch không nung. Mùn hữu cơ được tái chế sản xuất thành phân bón hữu cơ. Rác thải nhựa được tái chế thành hạt nhựa…

Dự án có diện tích 29.059m2; trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 12.597m2. Tổng vốn đầu tư dự kiến 823,5 tỷ đồng. Thời gian hợp đồng dự án không quá 25 năm kể từ ngày nhà đầu tư được ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, thời gian thực hiện dự án không quá 2 năm.

Đây là một trong những nhà máy này xử lý chất thải thứ cấp, có tính chất tuần hoàn tài nguyên (tận thu những giá trị của chất thải để tái tạo tài nguyên), hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất (điện, nước...); có khả năng tăng công suất.

Để bảo đảm tiến độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố đến năm 2023, UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất tiến độ chi tiết trên cơ sở rút ngắn tối đa thời gian. 

Dự kiến tổ chức lập và trình phê duyệt dự án đầu tư trong quý 1 của năm 2021; lập hồ sơ đấu thầu, tham mưu công tác đấu thầu chậm nhất trong quý 3 của năm 2021 để sớm triển khai xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt có công suất 1.000 tấn/ngày. 

Doanh thu của dự án là từ sản phẩm sau xử lý rác (phân compost, hạt nhựa, viên đốt nhiên liệu, gạch không nung, kim loại bán cho cơ sở tái chế) và từ dịch vụ xử lý rác thải.

Trước đó, vào tháng 10/2019, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 nhà máy xử lý rác tại khu vực bãi rác Khánh Sơn, với tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 1.449.269 m2. 

Riêng diện tích nhà máy xử lý rác tại khu vực bãi rác Khánh Sơn là 69.754 m2. Công suất nhà máy xử lý rác thải dự kiến khoảng 1.000 tấn/ngày.

Các khu vực tại bãi rác được phân khu chức năng như sau: Khu nhà điều hành, khu nhà máy xử lý rác, khu đốt rác thải y tế, khu phân bùn bể phốt và chất thải nguy hại. 

Ngoài ra, hệ thống nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác và các vấn đề khác phát sinh từ dự án phải được thu gom xử lý đảm bảo độ sạch theo quy định trước khi xả ra môi trường. 

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS)- Ngày 24/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP