Thứ ba, 29/03/2022, 16:58 PM

CPI tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước

(CL&CS) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Trong quý 1/2022, giá xăng RON 95-IV tăng 24,8% trong khi giá dầu thế giới tăng 40%.

Trong quý 1/2022, giá xăng RON 95-IV tăng 24,8% trong khi giá dầu thế giới tăng 40%.

Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng 2/2022; tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Tổng cục Thống kê cho biết, quý 1/2022, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước, gồm cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu.

CPI của Mỹ tháng 2/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 1/1982, Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có CPI tăng, lạm phát tại Anh cũng lên mức cao nhất trong 30 năm qua.

Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ucraina cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga - nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới - đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và lúa mì quan trọng, tình trạng thiếu hụt hai mặt hàng này làm tăng giá lương thực toàn cầu và gây áp lực lạm phát thêm trầm trọng.

Tốc độ tăng, giảm CPI và một số nhóm hàng chính trong tháng 3/2022 so với tháng trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Tốc độ tăng, giảm CPI và một số nhóm hàng chính trong tháng 3/2022 so với tháng trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Trong nước, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt.

CPI quý 1/2022 của Việt Nam tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý 1/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý 1 các năm 2017-2020.

Tổng cục Thống kê cho biết, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 1/1 - 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Đồng thời, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân nên giá cả ổn định. Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

Tốc độ tăng, giảm CPI và một số nhóm hàng chính trong tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Tốc độ tăng, giảm CPI và một số nhóm hàng chính trong tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Tổng cục Thống kê nhận định, đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ucraina còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

“Công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng CPI bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra”, Tổng cục Thống kê kết luận.

N.N

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh đông dân top đầu Việt Nam sắp có KCN đa ngành 350ha, hàng chục nghìn người nhận tin mừng

Tỉnh đông dân top đầu Việt Nam sắp có KCN đa ngành 350ha, hàng chục nghìn người nhận tin mừng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 12:02

Khu công nghiệp đa ngành này dự kiến tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động.

'Số phận' mới của công trình thể thao bỏ hoang gần 15 năm giữa 'đất vàng' TP. HCM

'Số phận' mới của công trình thể thao bỏ hoang gần 15 năm giữa 'đất vàng' TP. HCM

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 11:37

Sau 14 năm triển khai, dự án này vẫn là bãi đất trống. Đến nay, lãnh đạo TP. HCM đã có những thay đổi để dứt điểm tình trạng "bỏ hoang" của dự án này.

Tỉnh nhiều di sản văn hóa nhất Việt Nam khai trương khu du lịch đầu tiên vận hành cáp treo, thu hút hàng nghìn lao động

Tỉnh nhiều di sản văn hóa nhất Việt Nam khai trương khu du lịch đầu tiên vận hành cáp treo, thu hút hàng nghìn lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 11:16

Dự án du lịch trọng điểm có quy mô 120ha tại khu vực vùng núi phía Tây tỉnh này với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng.