Công khai đường dây nóng để tiếp nhận tố giác về việc tăng giá
(CL&CS) - Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa công khai danh sách số điện thoại đường dây nóng tại 23 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam để tiếp nhận, xử lý và ngăn chặn tình trạng găm hàng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, việc tiếp nhận các hành vi vi phạm góp phần đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Tất cả số điện thoại đường dây nóng do 23 Cục Quản lý thị trường khu vực miền Nam phụ trách sẽ hoạt động thông suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Mọi thông tin sẽ được tiếp nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời các thông tin của tổ chức, cá nhân trình báo và nội dung tin phản ánh được giữ bí mật. Quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo được thực hiện theo chế độ “Mật” và theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các hành vi lợi dụng tình hình căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 để gian lận thương mại, thu lời bất chính; số đường dây nóng tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng tiếp nhận các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra tại các địa phương đó.
Thông tin về tình cung ứng và giá cả hàng hóa của TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tính đến trưa 17/7, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố đã được cải thiện, nguồn hàng cung ứng ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu mua sắm của người dân.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lời bất chính, có thể gọi ngay đến các đầu số điện thoại này để tố giác.
23 số hotline tiếp nhận tố giác:
Phú Yên 0949.144.679; Ninh Thuận 0913.882.175; Bình Thuận 0905.062.669; Lâm Đồng 0913.934.739; Bình Phước 0988.200.568; Bình Dương 0972.777.778; Tp. Hồ Chí Minh 0283.9321.014; Bà Rịa Vũng Tàu 0983.046.959; Đồng Nai 0913.611.018; Tây Ninh 0888.506.792; Long An 0988.252.228; Tiền Giang 0913.686.475; Bến Tre 0918.353.721; Trà Vinh 0944. 322.066; Vĩnh Long 0985.770.399; Đồng Tháp 0913.938.739; An Giang 0913.970.424; Kiên Giang 0913.993.156; Cần Thơ 0903.741.676; Hậu Giang 0911.637.779; Sóc Trăng 0913.983.323; Bạc Liêu 0913.990.177; Cà Mau 0913.986.927.
Bảo Phương
- ▪Tăng cường các kênh cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu
- ▪BIC ra mắt bảo hiểm trách nhiệm truy xuất nguồn gốc dữ liệu hàng hóa chính hãng
- ▪Bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu trong bối cảnh dịch bệnh
- ▪Cục QLTT Bạc Liêu tiêu hủy hàng hóa tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Bình luận
Nổi bật
Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27
Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36
(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.
Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35
(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.