Chủ nhật, 15/08/2021, 09:24 AM

Công bố báo cáo hiện trạng môi trường biển Quốc gia

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực đối với công tác hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách về công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Báo cáo gồm 6 chương với các nội dung chính: Tổng quan về biển và hải đảo Việt Nam; Áp lực của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường biển và hải đảo; Hiện trạng môi trường biển và hải đảo; Tác động ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Quản lý môi trường biển, liên quan đến quản lý nhà nước về biển và hải đảo; Các cơ hội, thách thức và giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

10-1628811599-o-nhiem-moi-truong-nuoc-nuoi-tom-1

Hình minh họa

Theo báo cáo, giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý và kiểm soát môi trường biển đã có nhiều nỗ lực với hàng loạt công cụ pháp lý được ban hành, đây là giai đoạn hình thành, kiện toàn hệ thông quản lý tổng hợp biển từ trung ương đến địa phương. Chất lượng môi trường biển được duy trì khá tốt, tuy nhiên tại một số khu vực nuôi trồng thuỷ sản, khu vực cửa sông, cảng biển, môi trường nước biển còn bị ô nhiễm cục bộ và mang tính thời điểm.

Bên cạnh đó, một số sự cố môi trường do xá thải chất thải công nghiệp, sự cô tràn dầu trên biển, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển.

Báo cáo hiện trạng môi trường biển 2016 - 2020 cũng xác định rõ các nguồn thải trên biển. Theo đó, nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trưởng cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển Việt Nam. Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại đương trong những năm gần đây là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu và cũng đang gây áp lực không nhỏ trong công tác quán lý chất thải trên biển.

Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ mà Tổng cục Môi trường triển khai thực hiện trên phạm vi biển ven bờ của 15 tỉnh thành phố ven biển cùng với số liệu quan trắc xa bờ của Trung tâm Trạm Quan trắc và phân tích môi trường biển thuộc Quân chủng Hửi quân thực hiện (356 điểm); Trung tâm Quan trắc môi trường, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện (20 điểm) thực hiện giai đoạn 2016-2019 cho thấy chất lượng nước biển ven bờ vẫn còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10- MT:2015/BTNMT.

Kết quả tính toán chỉ số tai biến môi trường (RQ) giai đoạn 2015-2019 cho thấy, phần lớn các điểm thực hiện quan trắc có giá trị RQ đạt ở mức tốt (RQ <1). Tuy nhiên, tại một số thời điểm ở một vải vị trí có chỉ số RQ >1,5 nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao song giá trị trên chỉ mang tính thời điểm.

Mức độ ô nhiễm gia tăng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) do sự gia tăng giá trị các hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ và chất rắn lơ lửng từ đất liền ra biển và sự trôi đạt chất ô nhiễm từ ngoài khơi vào dải ven bờ. Bên cạnh đó, chất lượng môi trường nước biển chịu tác động mạnh của hoạt động phát triển KT-XH khu vực ven bờ, đặc biệt hoạt động phái triển cảng biển; hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên biển, hoạt động phát triển du lịch biển.

Báo cáo hiện trạng môi trường biển 2016 - 2020 cũng xác định rõ các nguồn thải trên biển. Theo đó, nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trưởng cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại đương trong những năm gần đây là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu và cũng đang gây áp lực không nhỏ trong công tác quán lý chất thải trên biển.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.