Cổ phiếu LPB được SSI khuyến nghị ở mức khả quan

(CL&CS) - Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được SSI khuyến nghị ở mức khả quan sau khi ngân hàng này niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và giá mục tiêu 1 năm là 14.700 đồng/cổ phiếu.

Hiện nay, LienVietPostBank có 1 hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 76 chi nhánh, 470 phòng giao dịch và 613 phòng giao dịch bưu điện.

Hiện nay, LienVietPostBank có 1 hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 76 chi nhánh, 470 phòng giao dịch và 613 phòng giao dịch bưu điện.

Ngày 9/11, cổ phiếu LPB sẽ có phiên giao dịch đầu tiên tại HOSE với giá tham chiếu 11.800 đồng/cổ phiếu. Khối lượng niêm yết tại HOSE là 976.948.319 cổ phiếu.

Trước khi niêm yết tại HOSE, cổ phiếu LPB đã có hơn 3 năm giao dịch tại thị trường UPCoM, từ 5/10/2017 - 23/10/2020. Trong phiên giao dịch cuối cùng tại UPCoM, cổ phiếu LPB đạt 12.500 đồng/cổ phiếu giúp vốn hóa LienVietPostBank có giá trị 12.212 tỷ đồng.

Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên tại HOSE được xác định theo nguyên tắc bình quân giá tham chiếu của cổ phiếu LPB trong 20 phiên giao dịch cuối cùng tại UPCoM. Theo đó, LPB sẽ có giá tham chiếu là 11.800 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá đóng cửa trong phiên giao dịch cuối cùng tại UPCoM đến 5,6%. Dự kiến, trong phiên chào sàn tại HOSE, giá cổ phiếu LPB sẽ tăng về vùng giá 12.500 đồng/cổ phiếu.

Đánh giá về triển vọng của cổ phiếu LPB trong tương lai, CTCP Chứng khoán SSI khuyến nghị ở mức khả quan sau khi ngân hàng niêm yết trên HOSE và giá mục tiêu sau 1 năm là 14.700 đồng/cổ phiếu, tức tăng 17,6% so với giá đóng cửa 12.500 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối cùng tại UPCoM.

SSI cho rằng lợi nhuận của LienVietPostBank sẽ hồi phục từ nửa cuối năm 2020 trở đi, nhờ tăng trưởng tín dụng ước tính hồi phục trong giai đoạn hậu COVID-19 trong khi chỉ số chi phí/thu nhập (CIR) cải thiện đáng kể.

Việc chuyển sàn từ UPCOM sang HOSE trong tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy việc định giá lại. Điều này là do cổ phiếu LPB sẽ đủ điều kiện cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán và được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Về định giá, LPB đang giao dịch tại P/B 2020 và 2021 là 0,86 lần và 0,77 lần, đây là mức tương đối hấp dẫn so với trung bình các ngân hàng TMCP trong phạm vi nghiên cứu của SSI là 1,23 lần và 1,04 lần.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của LienVietPostBank (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của LienVietPostBank (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Ngân hàng bán lẻ ước tính hồi phục sau khi chịu ảnh hưởng nặng từ COVID-19 năm 2020. LienVietPostBank chuyển trọng tâm sang ngân hàng bán lẻ kể từ 2015, thể hiện ở cho vay và tiền gửi khách hàng cá nhân tăng. Tuy nhiên, mảng kinh doanh này chịu ảnh hưởng khá nặng nề trong giai đoạn COVID-19. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh này sẽ phục hồi vào cuối năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tại Việt Nam.

Hiện tại, thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng bị hạn chế bởi cả tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung lẫn dài hạn và hệ số dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) ở mức cao. Tuy nhiên, xu hướng lãi suất giảm, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cải thiện, cho vay bán lẻ phục hồi và nợ tái cơ cấu giảm sẽ hỗ trợ NIM.

Quản lý chi phí hoạt động tốt hơn sẽ cải thiện thu nhập hoạt động trước dự phòng (PPOP). Chỉ số CIR sẽ giảm từ 62% cho năm 2019 xuống 58,5% cho năm 2020 và 2021. Sự cải thiện này là nhờ giảm chi phí nhân viên, tinh giản mạng lưới giao dịch và tăng cường số hóa.

Chi phí dự phòng sẽ tiếp tục ở mức cao để cải thiện chất lượng tài sản. Mặc dù trái phiếu Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được xử lý hết, nhưng chi phí tín dụng cao của ngân hàng liên quan đến hỗ trợ COVID-19 (+43% YoY năm 2020 và +22,4% YoY năm 2021). Nợ xấu sẽ dần được giải quyết cùng với giảm dần các khoản vay có vấn đề khác. Ví dụ, ba lĩnh vực có rủi ro cao (xây dựng, bất động sản và khách sạn), tổng cho vay lên tới 42.400 tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng dư nợ cho vay vào quý 2/2020 - một trong những ngành cho vay cao nhất. Con số này tương đương gấp 3 lần vốn chủ sở hữu và dự phòng LienVietPostBank.

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 ước tính sẽ ở mức khá, +16,2% YoY và +6,1%YoY.

SSI đánh giá yếu tố tăng giá tiềm năng: Ngân hàng có thể phát hành thêm thành công cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sớm hơn ước tính là yếu tố tăng giá tiềm năng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng và NIM thấp hơn ước tính cũng như chi phí dự phòng năm 2021 tăng do nợ xấu cao hơn ước tính sẽ là yếu tố rủi ro cho việc cổ phiếu giảm giá.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Từ nhu cầu thiết yếu đến giải pháp tài chính thông minh

Từ nhu cầu thiết yếu đến giải pháp tài chính thông minh

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.