Thứ sáu, 15/10/2021, 08:22 AM

Chuyên gia bàn việc nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới

(CL&CS) - Báo cáo“Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới” sẽ được công bố vào ngày 19/10/2021 tại buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM tổ chức trong trong khuôn khổ Chương trình Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Thông tin từ ban tổ chức cho biết bên cạnh việc công bố báo cáo này, Hội thảo sẽ thảo luận  về những giải pháp nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời gian tới với các diễn giả chính là các chuyên gia có danh tiếng như:

PGS. TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM, PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam,TS. Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM).

Từ kinh nghiệm Trung Quốc, Hàn Quốc cho thấy, nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Nhà nước định hướng, ban hành nhiều giải pháp chính sách giúp kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng thị trường quốc tế, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng cạnh tranh cốt lõi, hình thành các doanh nghiệp tầm cỡ; đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực phát triển; bảo vệ quyền tài sản, giám sát thực hiện hợp đồng; giảm các gánh nặng cho doanh nghiệp; định hình ngành trọng tâm và có chính sách nuôi dưỡng khu vực kinh tế tư nhân.

Trong đại dịch Covid-19, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong các biện pháp đảm bảo khả năng thanh khoản, dòng tiền, duy trì việc làm/ lao động của doanh nghiệp để kịp thời khôi phục sản xuất kinh doanh.

Kinh tế tư nhân Việt Nam luôn là lực lượng xung kích và đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng đất nước

Kinh tế tư nhân Việt Nam luôn là lực lượng xung kích và đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng đất nước

Ở Việt Nam, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Qua 35 năm đổi mới, chủ trương này càng thể hiện rõ, nhất là việc thừa nhận và khẳng định vai trò, vị thế của khu vực kinh tế tư nhân và đội ngũ doanh nhân.

Năng lực của khu vực kinh tế tư nhân đã được cải thiện trong thời gian qua. Khu vực kinh tế tư nhân có số lượng chủ thể và quy mô ngày càng lớn, số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân trong TOP 10, TOP 50, TOP 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng qua các năm; trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý được cải thiện; nhiều doanh nghiệp đã liên kết, hợp tác với nhau tạo sức mạnh tổng hợp góp phần bảo vệ thương hiệu Việt, thị trường nội địa, có những doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; đã có những doanh nghiệp, doanh nhân vươn tầm thế giới, khu vực.

Trong giai đoạn dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã kịp thời thích ứng, nắm bắt cơ hội để tìm hướng đi mới, ứng dụng các giải pháp công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm và đứng vững trong đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế. Sự phát triển của khu vực này còn gặp nhiều rào cản khiến nhiều doanh nghiệp ngại lớn, hộ kinh doanh ngại không muốn “chính danh” chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Bên cạnh các nội dung như đánh giá thực trạng năng lực của khu vực kinh tế tư nhân, nhận diện những rào cản cơ chế, chính sách, tại hội thảo sẽ đưa ra Khung đánh giá năng lực của khu vực kinh tế tư nhân và kinh nghiệm của một số quốc gia trong nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân

Hội thảo sẽ phân tích dự báo cơ hội và thách thức nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và trước những tác động nghiêm trọng, dài hạn của đại dịch COVID-19.

Đồng thời khuyến nghị chính sách ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với mục tiêu nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân theo hướng cạnh tranh và hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.

Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều tác hại nặng nề nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân điều chỉnh mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng, đặc biệt ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hội thảo sẽ thảo luận về các giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, kết nối lao động và điều kiện để “sống chung” với đại dịch, tháo gỡ những khó khăn về dòng tiền…hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh. v.v…

Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững. Chương trình được thực hiện trong thời gian 4 năm, từ 2017 đến 2021.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe của người lái xe

Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe của người lái xe

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khỏe đối với người lái xe.

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 1/1/2025

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.

Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn

Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Úc (TGA) đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích thước lớn, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tránh nguy cơ mắc nghẹn cho người tiêu dùng.