Thứ tư, 27/04/2022, 14:47 PM

Chuyển đổi mô hình kinh tế tăng trưởng bắt kịp xu hướng thế giới

(CL&CS) - Ngày 26-4, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tổ chức hội thảo "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới".

Sau 35 năm đổi mới, việc chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm so với yêu cầu đặt ra khi tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và tài nguyên. Tại hội thảo hầu hết các chuyên gia đều thống nhất một quan điểm Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng để bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Sáng ngày 26/4 diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới”.

Sáng ngày 26/4 diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá: Trong thời gian qua, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng.

Đó là, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; tốc độ tăng trưởng đạt mức khá, mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. Năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Cơ cấu các ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế trong tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các vấn đề trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng đã tập trung thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu.

Đối với kinh tế vĩ mô ở mức ổn định, theo lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Năng suất lao động còn thấp và chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với các nước còn tiếp tục gia tăng.

Các vấn đề về cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm mặc dù được triển khai thực chất hơn nhưng chưa hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra theo kế hoạch. Hiệu quả đầu tư công chưa cao và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm nhất là vốn ODA. Tiến trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch đề ra, chủ yếu tập trung vào việc sắp xếp thu gọn số lượng, chất lượng quản trị doanh nghiệp chưa được cải thiện.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm: vốn, lao động, tài nguyên; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Ngoài ra, ở góc độ kinh tế tư nhân, đáng giá về vấn đề này các chuyên gia cho rằng: chưa lớn mạnh, chưa đáp ứng được vai trò trong nền kinh tế.

Các đại biểu cũng thảo luận về bối cảnh, điều kiện mới của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 để nhận diện rõ các bối cảnh tác động đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam; đề xuất các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn.

Để tăng tốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, GS.TS. Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: kinh tế số chính là động lực tăng trưởng mới trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Trong đó cần có những giải pháp cụ thể, một số giải pháp để phát triển kinh tế số theo GS. TS Trần Thọ Đạt thông tin: cần nhanh chóng xây dựng bản chiến lược khung cho việc chuyển đổi số; tạo các điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất; ứng dụng công nghệ số cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo; ngành công nghệ thông tin – truyền thông và khoa học công nghệ; ngành tài chính, ngân hàng bảo hiểm và bất động sản.

Trong bài tham luận về "Đổi mới mô hình tăng trưởng - Từ góc độ động lực phát triển kinh tế", PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: những thay đổi cơ bản, nền tảng của nền kinh tế như phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là các thị trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị trường đất đai; xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI… sẽ là những giải pháp quan trọng để Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng hơn.

Bên cạnh đó, cần tạo ra cơ chế và "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và FDI, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài ra, Việt Nam cần chuyển hóa tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: Cần tập trung vào vai trò của thị trường trong một nhà nước kiến tạo sáng tạo và chuyển đổi nền kinh tế nâu sang xanh.

TS Thành cũng đề xuất một số giải pháp như: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo; điều chỉnh một số vấn đề cơ bản còn tồn tại của nền kinh tế liên quan đến các nhân tố sản xuất như Luật Đất đai,… đồng thời bắt nhịp với những vấn đề mới như xây dựng Luật Dữ liệu, quản lý các dòng dữ liệu xuyên biên giới, quản lý thu hút nguồn nhân lực xuyên biên giới.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Chưa kịp thành hình, nhà máy điện khí LNG 1,4 tỷ USD tại Đồng Nai đã rơi vào cảnh thất thoát hàng chục tỷ đồng mỗi ngày

Chưa kịp thành hình, nhà máy điện khí LNG 1,4 tỷ USD tại Đồng Nai đã rơi vào cảnh thất thoát hàng chục tỷ đồng mỗi ngày

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 09:54

Dự án được Chính phủ giao Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) là chủ đầu tư.

Con đường ven biển được mệnh danh là 'đường hoa' hơn 1.800 tỷ đồng chạy xuyên qua 'đảo ngọc' miền Bắc

Con đường ven biển được mệnh danh là 'đường hoa' hơn 1.800 tỷ đồng chạy xuyên qua 'đảo ngọc' miền Bắc

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 08:26

Đây là con đường dài 20km với hai bên đường là hoa giấy và xây dựng 3 đồi vọng cảnh ven biển.

Tỉnh là cầu nối giữa TP. HCM với Phnom Penh: Sắp có sân bay, mời gọi đầu tư với 53 dự án đầy tiềm năng

Tỉnh là cầu nối giữa TP. HCM với Phnom Penh: Sắp có sân bay, mời gọi đầu tư với 53 dự án đầy tiềm năng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 08:17

Địa phương mới đây đã công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 với tổng số 53 dự án.