Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 27/11/2023, 14:31 PM

Chiêm ngưỡng cây cầu ngói cổ 500 năm tuổi được ví như hình tượng rồng uốn lượn, độc đáo bậc nhất Việt Nam

Trải qua hơn 500 năm, cây cầu này vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp cổ kính, phảng phất nét thơ mộng, thu hút du khách tìm đến lưu lại những bức ảnh đẹp.

Nếu là người say mê với kiến trúc của những cây cầu, yêu thích các công trình cổ kính, thì chắc chắn không thể bỏ qua cầu ngói chợ Lương, tọa lạc ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, công trình cầu Ngói chợ Lương đã làm nên một quần thể di tích nổi tiếng bậc nhất miền Bắc.

IMG_9986

Theo đó, cây cầu nằm bắc ngang sông Trung Giang, được xây dựng năm 1511, cầu ngói chợ Lương không chỉ khoác lên mình tấm áo của rêu phong mà còn thu hút người qua đường bởi những đường nét kiến trúc độc đáo. Cụ thể, cầu ngói chợ Lương được thiết kế theo kiểu “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu), với 18 cột đá vuông xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì (những đoạn tre gỗ được ghép để chống, đỡ mái nhà), và nâng đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Hai bên đầu cầu được thiết kế giống nhau với tông vàng nổi bật cùng họa tiết là những bức tượng hình con nghê đứng chầu đầy uy nghiêm. 

IMG_9983
IMG_9982

Những khối đá xếp với tảng gỗ nhìn chênh vênh nhưng thật ra rất chắc chắn nhờ vào sự tính toán chi tiết của người xưa.

Lòng cầu rộng 2m, được sắp xếp bởi các thanh gỗ lim. Bằng sự khéo léo vốn có, những nghệ nhân làm cầu từ xa xưa đã tạo nên một đường cong hoàn hảo. Mặt sàn cầu được khéo léo tạo những gờ gỗ chạy ngang, tránh trơn trượt khi di chuyển lên hoặc xuống dốc, nhất là những ngày mưa.

IMG_9969

Các viên ngói nam được những người thợ với đôi bàn tay tài hoa lợp rất khéo không bị xô, bị hở.

IMG_9959

Trên mái đầu cầu có 4 chữ Hán: "Quần Phương xã kiều".

Cuốn thư trước cầu đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều” (cầu xã Quần Phương). Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm. Ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dân gian hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”. 

Hai bên thành cầu là dãy hành lang vững chắc cũng được uốn cong một cách tinh tế. Hành lang là nơi mà khách bộ hành có thể an toàn ngắm cảnh vật sông nước mênh mông, thơ mộng, yên bình của một vùng quê thôn dã.

1 (1)

Thành cầu là dãy hành lang vững chắc.

Trải qua 500 năm, cầu Ngói chợ Lương Nam Định vẫn giữ nguyên dáng vẻ vốn có thuở ban đầu. Với sự bào mòn của thời gian, cây cầu nhiều lần được duy tu, sơn sửa, nhưng nét kiến trúc độc đáo riêng có vẫn giữ được mà không lẫn với bất cứ cây cầu ngói nào trên cả nước.

Ngày nay, cầu vừa là công trình giao thông, vừa là công trình văn hóa cộng đồng của làng xã, nơi dân làng dừng chân nghỉ ngơi, trò chuyện mỗi khi đi chợ, đi lễ chùa, hoặc đi làm đồng về.

Đặc biệt, khi tới vùng đất Nam Định ngoài việc chiêm ngưỡng và check-in bên cây cầu trăm năm tuổi này, du khách còn có thể trải nghiệm khám ngôi chùa nằm sát ngay cạnh cầu, đó là “ chùa Lương”.

Theo đó, chùa Lương là di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương Hải Hậu. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử - ngôi chùa cổ này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính với nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, độc đáo.

Chùa được xây dựng ở ngay Bắc chợ Lương thế nên người dân nơi đây gọi với cái tên là chùa Lương. Khi mới dựng lên, chùa được lợp chủ yếu bởi dòng lợp cỏ sau chuyển sang lợp ngói.

Chùa được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng. Trước chùa chính là hồ bán nguyệt rộng rãi, làn nước trong xanh và được trồng sen. Vào mùa hè, hoa sen đua nở khoe sắc hồng tinh khôi hòa cùng với bầu trời cao xanh vời vợi mang đến cảnh đẹp thanh bình cho du khách thưởng ngoạn.

Tượng phật ở chùa được đặt tại vị trí cầu sàn với dáng thiết kế từ tốn, sinh động, gần gũi với đời sống của nhân dân. Những pho tượng này có kích thước khá lớn như: tượng Adiđà; tượng Bồ Tát; Hộ pháp; bát vị Kim cương...đều thể hiện và tô đậm nét đẹp kiến trúc nghệ thuật tài hoa. Đặc biệt, 3 pho tượng Tam thế; khám thờ, tượng ông tổ khai sáng và những pho tượng khác đều có giá trị nghệ thuật đặc sắc.

50872971

Tượng Quan âm các với kiến trúc cổ truyền thống.

maxresdefault

Hiện nay, tại dãy hàng lang Đông, Tây chính là nơi lưu giữ một khối lượng văn bia có giá trị to lớn. Tổng số bia trong chùa lên đến gần 40 bia chia làm 2 khối: "Bia vuông tạc tượng, bia tròn ghi công". Nội dung ở trong bia ghi rất phong phú: với bia hậu ghi công sức đóng góp của nhân dân tại chùa; bia ký ghi lại công đức khai sáng của 4 ông tổ qua những lần tu sửa, nâng cấp chùa cũng như quá trình khai hoang lấn biển.

images1315634_1

Hằng năm, lễ hội truyền thống Cầu Ngói - Chùa Lương thu hút đông đảo du khách.

Từ thời xưa, chùa Lương Nam Định đã là một điểm đến tham quan đặc sắc của mảnh đất Thành Nam. Với những người con Hải Hậu, đây còn là nơi tổ chức lễ hội chùa Lương đặc sắc vào tháng 3 âm lịch thu hút nhiều du khách địa phương và nơi xa trở về đây tham dự.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 21:24

Ngôi làng lãng mạn này nằm giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng nhưng còn rất hoang sơ và chưa khai thác du lịch.

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:47

Thông tin về siêu tàu cao tốc TP. HCM-Côn Đảo đang gây chú ý trên mọi diễn đàn, mạng xã hội.

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:55

Đây là một kỳ đài lịch sử của thế kỷ XX, là công trình của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô; công trình của “lòng dân - ý Đảng”...