Thứ năm, 03/10/2024, 15:03 PM

Chi hơn 32.000 tỷ mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận do liên danh Đèo Cả đề xuất đầu tư

Tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đề xuất mở rộng các đoạn tuyến với tổng mức đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng.

Ngày 3/10, Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) đã gửi tờ trình lên UBND và Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. HCM, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng đoạn cao tốc TP. HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận.

Đồng thời, đơn vị này cũng xin ý kiến thống nhất từ UBND TP. HCM để hoàn thiện dự án trước khi báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét và trình lên cấp thẩm quyền quyết định.

Theo Ban Quản lý dự án 7, đơn vị hiện đang tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án này với Bộ GTVT là cơ quan sẽ đưa ra quyết định chủ trương đầu tư.

Việc nâng cấp và mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận là cần thiết. Ảnh: Internet

Việc nâng cấp và mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận là cần thiết. Ảnh: Internet

Dự án do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM và Công ty cổ phần Tasco đề xuất đầu tư.

Phạm vi nghiên cứu của dự án bao gồm toàn tuyến cao tốc dài 91km từ TP. HCM đến Mỹ Thuận, trong đó bao gồm các nút giao thông (liên thông và trực thông), các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh và hệ thống thu phí.

Dựa trên cơ sở pháp lý, nhà đầu tư đã tính toán và xây dựng các kịch bản đầu tư cho đoạn tuyến TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận, từ đó lựa chọn phương án tối ưu.

Các phương án bao gồm đầu tư từng đoạn độc lập, ghép hai đoạn thành một dự án, đầu tư công hoặc theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Qua kết quả nghiên cứu, nhà đầu tư kiến nghị phương án tối ưu là đầu tư mở rộng toàn tuyến 91km theo phương thức PPP (hợp đồng BOT), không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Nhà đầu tư kiến nghị phương án tối ưu là đầu tư mở rộng toàn tuyến 91km theo phương thức PPP. Ảnh: Internet

Nhà đầu tư kiến nghị phương án tối ưu là đầu tư mở rộng toàn tuyến 91km theo phương thức PPP. Ảnh: Internet

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2024 đến 2028 với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 32.270 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm (thuộc địa phận TP. HCM) và điểm cuối tại nút giao An Thái Trung (thuộc tỉnh Tiền Giang).

Về quy mô, đoạn TP. HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) sẽ có 8 làn xe hoàn chỉnh và 2 làn khẩn cấp, với chiều dài khoảng 1,2km đi qua địa phận TP. HCM.

Đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận (nút giao Thái Trung) sẽ được mở rộng thành 6 làn xe hoàn chỉnh và 2 làn dừng khẩn cấp.

Theo Ban Quản lý dự án 7, kết quả nghiên cứu của nhà đầu tư cho thấy, việc đầu tư hoàn thiện hai tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm với quy mô 8 làn xe là cần thiết, phù hợp với quy hoạch của địa phương cũng như nhu cầu giao thông dự báo.

Đây là hai tuyến đường đô thị đang được UBND TP. HCM quản lý và khai thác. Tuy nhiên, theo Luật PPP và Luật Đường bộ, việc đầu tư mở rộng hai tuyến này theo phương thức PPP là không phù hợp với quy định hiện hành.

Hình ảnh đoạn tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận so với các tuyến đường trọng điểm của khu vực phía Nam. Ảnh: Internet

Hình ảnh đoạn tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận so với các tuyến đường trọng điểm của khu vực phía Nam. Ảnh: Internet

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã yêu cầu nghiên cứu các hạng mục công trình trong phạm vi dự án để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư cũng như phương án tài chính.

Vì vậy, Ban Quản lý dự án 7 đề nghị UBND TP. HCM và Sở GTVT TP. HCM xem xét, đưa ra ý kiến thống nhất về việc TP. HCM sẽ đầu tư hoàn thiện hai tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm theo quy mô 8 làn xe bằng phương thức đầu tư phù hợp, nhằm đảm bảo đồng bộ thời gian thực hiện dự án, góp phần phát huy hiệu quả đầu tư toàn tuyến.

Ngoài ra, để đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục và cơ sở pháp lý trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, Ban Quản lý dự án 7 cũng đề nghị UBND TP. HCM và Sở GTVT TP. HCM thống nhất về điểm đầu dự án tại nút giao Chợ Đệm (Km9+325) với quy mô 8 làn xe hoàn chỉnh và 2 làn dừng khẩn cấp cho đoạn từ TP. HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) đến Trung Lương.

Hải Đăng

Bình luận

Nổi bật

Chi hơn 32.000 tỷ mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận do liên danh Đèo Cả đề xuất đầu tư

Chi hơn 32.000 tỷ mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận do liên danh Đèo Cả đề xuất đầu tư

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 15:03

Tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đề xuất mở rộng các đoạn tuyến với tổng mức đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng.

Chủ tịch TP. HCM kêu gọi vốn làm đường sắt đô thị từ người dân

Chủ tịch TP. HCM kêu gọi vốn làm đường sắt đô thị từ người dân

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 14:48

Theo kế hoạch, đến năm 2035, TP. HCM sẽ phải hoàn thành 183km metro, dự kiến vốn để triển khai các tuyến đường sắt này cần 36 tỷ USD.

Khu đô thị lấn biển gần 3.000ha tại huyện ven biển duy nhất của TP. HCM:  Sở hữu tòa tháp chọc trời cao 108 tầng, dự kiến đón gần 9 triệu khách/năm

Khu đô thị lấn biển gần 3.000ha tại huyện ven biển duy nhất của TP. HCM: Sở hữu tòa tháp chọc trời cao 108 tầng, dự kiến đón gần 9 triệu khách/năm

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 14:31

Dự án được xem là một trong những công trình tiêu biểu, nằm trong danh mục các công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).