Công tác Hội
Thứ tư, 08/11/2023, 08:31 AM

Chất lượng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông đạt yêu cầu

(CL&CS) - Nhu cầu và thực trạng khai thác cát phục vụ các nhu cầu san lấp, xây dựng công trình cao tốc là rất lớn trong khi lượng cát về các dòng sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 70% so với trước đây. Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông...

Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn ngày 7/11/2023, tranh luận với Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh về việc khai thác cát làm sạt lở bờ sông, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp, cho rằng cần hạn chế tối đa khai thác cát, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kèm theo đó cần đánh giá tác động môi trường, có như vậy mới làm giảm tình trạng sạt lở bờ sông.

logo-mai-son-quoc-lo-45-1-16446316355431686015024-1644933049144848342390-crop-16449331057381593396869

Hình minh họa

Theo đại biểu, bên cạnh tác hại từ việc khai thác cát trái phép mang lại, nhưng những mỏ cát cũng ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ, tại đồng bằng sông Cửu Long, việc khai thác cát tại Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long đã bàn giao mỏ cát về cho chủ đầu tư để chuẩn bị xây dựng công trình cao tốc của Đồng bằng sông Cửu Long. Đại biểu lo ngại “việc khai thác cát được cấp phép, cho phép mặt âm lòng đất xuống 10m hoặc 20m nhưng đơn vị  khai thác tới 30m- 40m”. Như thế làm sao không xảy ra tình trạng sạt lở?

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xác minh khó khăn. Cát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất hiếm, lượng cát về rất ít; trong khi đó xây dựng đường cao tốc từ nay tới năm 2030 sử dụng tới 54 triệu mét khối, như vậy là quá lớn, chưa kể cát cho dân dụng. Do đó, cần có giải pháp quản lý và hạn chế mức thấp nhất việc khai thác cát để giảm tình trạng sạt lở bờ sông.

Đồng tình với những lo ngại của đại biểu Hòa, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh nêu rõ, hiện nay theo đánh giá lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu, lượng cát hiện giảm đi 70% so với 20 năm trước (năm 2003) do hệ thống thượng nguồn của chúng ta xây dựng các đập và hệ thống công trình.

Bên cạnh đó, có hiện tượng việc khai thác cát quá công suất, quá chiều sâu, không đúng quy định, theo đánh giá tác động môi trường mặc dù ở đây Bộ đã phân cấp cho địa phương.

Do đó, thời gian tới, Bộ sẽ đánh giá hệ thống trữ lượng cát của đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời Bộ sẽ phối hợp cùng với các địa phương để triển khai giám sát vấn đề này dù còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá lại tổng thể, không để xảy ra tình trạng khai thác cát lậu ở các dòng sông, gây ảnh hưởng rất lớn làm sạt lở bờ sông.

Đồng tình với những lo ngại của đại biểu Hòa, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh nêu rõ, hiện nay theo đánh giá lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu, lượng cát hiện giảm đi 70% so với 20 năm trước (năm 2003) do hệ thống thượng nguồn của chúng ta xây dựng các đập và hệ thống công trình.

Bên cạnh đó, có hiện tượng việc khai thác cát quá công suất, quá chiều sâu, không đúng quy định, theo đánh giá tác động môi trường mặc dù ở đây Bộ đã phân cấp cho địa phương.

Do đó, thời gian tới, Bộ sẽ đánh giá hệ thống trữ lượng cát của đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời Bộ sẽ phối hợp cùng với các địa phương để triển khai giám sát vấn đề này dù còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá lại tổng thể, không để xảy ra tình trạng khai thác cát lậu ở các dòng sông, gây ảnh hưởng rất lớn làm sạt lở bờ sông.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết để đáp ứng nhu cầu cát đắp nền cho các dự án công trình giao thông, tháng 3/2023, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường triển khai nghiên cứu đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông.

Sau thời điểm đó, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập tổ với các bộ ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, triển khai quyết liệt việc nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo, đặc biệt thực hiện thí điểm trên các công trình giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, qua 5 lần quan trắc và qua nhiều cuộc họp đánh giá, chất lượng vật liệu cát biển hiện nay đang thí điểm là đã đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật về sức tải, độ ổn định, có giá trị tương tự như sử dụng cát sông, hiện nay chưa có dấu hiệu làm ảnh hưởng đến môi trường, cây trồng, vật nuôi ở khu vực xung quanh.

Theo yêu cầu của các chuyên gia, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường để mở rộng mẫu thí điểm ra các vùng khác nhau như Hải Phòng, Vũng Tàu. Tháng 12 tới, Hội đồng đánh giá cấp bộ sẽ họp và có đánh giá tổng kết dự án, qua đó Bộ sẽ triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thủ tục để mở rộng diện tích thí điểm với một số dự án đường cao tốc cũng như cho phép sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 13:56

(CL&CS)- Ngày 24/4, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Vũ Văn Diện được bầu làm chủ tịch Hội đồng Công nhận nhiệm kỳ 2024-2029

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:04

(CL&CS)- Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lế công bố Quyết định về danh sách thành viên Hội đồng công nhận nhiệm kỳ 2024-2029.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 10:52

(CL&CS)- Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), ngày 16/4/2024 Đảng ủy Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại"