Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 08/11/2023, 17:06 PM

Cây cầu trăm tuổi cổ nhất Sài Gòn dài 128m, là cầu có móng đầu tiên được xây dựng tại địa phương, “nhân chứng” cho những thay đổi quan trọng của Thành phố

Hơn một thế kỷ trôi qua, cây cầu này đã trở thành “nhân chứng” cho những thay đổi quan trọng của Thành phố mang tên Bác.

Sau  khi đất nước hoàn toàn thống nhất, TP Hồ Chí Minh khoác lên mình “chiếc áo mới” của một đô thị lớn, hiện đại. Song, bên cạnh hình ảnh hiện đại sôi động ấy, vẫn còn có những không gian cổ kính, tạo nên những nét chấm phá đầy thanh bình và thơ mộng.

Bất cứ ai sống ở TP.Hồ Chí Minh chắc hẳn sẽ không xa lạ với cây cầu Mống - nổi bật một màu xanh ngọc bích, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Cây cầu nằm ngay trong lòng thành phố, chứa đựng biết bao giá trị văn hoá lịch sử.

Cầu Mống do Công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và Công ty Levallois Perret xây dựng vào năm 1893 - 1894. Thành cầu uốn cong, có những khoảng trống, sơn màu đen bắc qua kênh Bến Nghé nối quận 1 và quận 4. Cầu dài 128 m, rộng 5,2 m, xây bằng thép kiên cố và từng được dùng cho cả người đi bộ lẫn xe cơ giới.

m8

Trước đây, khi mới xây dựng, người Pháp gọi cây cầu này là Arcenciel (tức là cầu Vồng). Tuy nhiên, người Việt gọi cây cầu này là cầu Mống hoặc cầu Móng. Lý giải về điều này, nhiều người cho biết hình dáng vòng cung của cây cầu rất giống cầu vồng mống trời cho nên gọi là cầu Mống. Ngoài ra, còn có cách lý giải khác rằng đây là cây cầu đầu tiên có trụ móng ở Sài Gòn nên gọi là cầu Móng.

m3
m4

Hãng tàu biển Mеssagеriеs Maritimеs có trụ sở là tòa nhà ngày nay gọi là Bến Nhà Rồng, đã bỏ tiền xây dựng cầu Mống để lưu thông được từ trung tâm Sài Gòn qua cầu tàu của hãng này.

m1

Vào khoảng năm 2000, trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và đường hầm sông Sài Gòn, cầu Mống Q1 được tháo dỡ hoàn toàn. Sau đó mới được lắp ghép lại theo nguyên bản nhưng gia cố thêm phần trụ móng và trang bị thiết bị chiếu sáng mỹ thuật. Đồng thời, cầu cũng được sơn lại, chuyển sang màu xanh đẹp mắt. Do đó, nhiều người còn gọi cây cầu này bằng tên gọi: cầu Mống xanh. Hiện cầu không cho xe cơ giới qua lại mà chỉ dành cho người đi bộ sử dụng.

m2
m7

Năm 2005, cầu Mống được tiến hành tháo dỡ để phục vụ cho công tác đào hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Do tính chất lịch sử của cây cầu nên sau khi hoàn tất việc làm hầm Thủ Thiêm thì cầu Mống được trả lại đúng nguyên trạng ban đầu. Sau khi trả lại đúng nguyên bản, cầu còn được gia cố thêm phần trụ móng cùng trang thiết bị chiếu sáng mỹ thuật để người dân ra đây tản bộ ngắm thành phố.

m5

Những năm gần đây, cầu Mống trở thành một địa điểm chеck-in được yêu thích của giới trẻ Sài Gòn và nhiều du khách, đồng thời cũng là một không gian nghệ thuật cộng đồng, nhiều lần được tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc, ký họa đường ρhố, chụρ hình nghệ thuật…

Ngoài tên cầu Mống, cầu còn được giới trẻ đặt cho tên là cầu Tình yêu bởi nơi đây là chốn hẹn hò rất thơ mộng của những cặp tình nhân mới lớn. Nhiều ổ khóa tình yêu cũng được những người trẻ gắn chặt ở nơi đây.

m6

Tháng 11/2015, UBND TPHCM quyết định xếp hạng cầu Mống là 1 trong 10 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của thành phố.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:47

(CL&CS) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tuyên Quang khai mạc Năm du lịch 2025

Tuyên Quang khai mạc Năm du lịch 2025

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:46

(CL&CS) - Tuyên Quang khai mạc Năm du lịch 2025 với chuỗi các sự kiện, hoạt động hấp dẫn cùng những sản phẩm du lịch độc đáo.

Sôi nổi hoạt động vui chơi tại Làng Văn hoá, du lịch các dân tộc Việt Nam vào dịp nghỉ lễ 30-4

Sôi nổi hoạt động vui chơi tại Làng Văn hoá, du lịch các dân tộc Việt Nam vào dịp nghỉ lễ 30-4

sự kiện🞄Thứ tư, 23/04/2025, 08:37

(CL&CS) - Từ ngày 30-4 đến 4-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao”.