Thứ ba, 13/04/2021, 10:56 AM

Cảnh báo rủi ro mất an toàn từ các thiết bị lắp đặt điện kém chất lượng

(CL&CS) - Hiện nay, hệ thống lắp đặt điện cho nhà ở và nhà công cộng phải tuân thủ quy định của QCVN 12:2014/BXD. Hệ thống lắp đặt điện của các công trình khác cũng phải được thiết kế lắp đặt phù hợp với quy định của bộ tiêu chuẩn TCVN 7447.

Tuy nhiên, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống điện phù hợp với QCVN 12:2014/BXD hoặc TCVN 7447 chỉ căn cứ trên các thông số danh định của thiết bị điện do nhà sản xuất công bố. Các thiết bị điện có thông số thực tế không đúng với các thông số danh định do nhà sản xuất công bố hoặc có chất lượng kém thì sẽ gây ra rủi ro cháy, nổ cao khi các thiết bị điện này được đưa vào lắp đặt trong công trình.

Rủi ro cháy nổ từ sự cố hệ thống, thiết bị điện

Theo thông cáo báo chí của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thì trong năm 2020 toàn quốc đã xảy ra 2.764 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương 144 người, giá trị thiệt hại tài sản là 932 tỷ đồng và 1.412 ha rừng.

Số vụ cháy đã điều tra được nguyên nhân là 2.000 vụ. Trong đó, số vụ cháy có nguyên nhân từ sự cố hệ thống, thiết bị điện là 1201 vụ (chiếm 60,05%).

hfdfsf

Tình hình cháy trong khu dân cư, nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh diễn biến phức tạp. Khu vực này xảy ra 1.127/2.764 vụ cháy (chiếm 40,7%). Nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Nguyên nhân trực tiếp xảy ra cháy chủ yếu là do sự cố hệ thống, thiết bị điện và sơ suất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Từ những thống kê nêu trên cho thấy nguyên nhân cháy đa số là do sự cố hệ thống, thiết bị điện nên cần phải có kiểm tra, đánh giá thực trạng của hệ thống lắp đặt điện, thiết bị điện. Từ đó đưa ra phương thức quản lý phù hợp để giảm thiểu rủi ro cháy, nổ do nguyên nhân từ sự cố hệ thống, thiết bị điện đến mức thấp nhất.

Nguy cơ mất an toàn từ thiết bị lắp đặt điện kém chất lượng

Ổ cắm, phích cắm điện sử dụng tại Việt Nam chưa được chuẩn hóa, trên thị trường đang lưu hành rất nhiều chuẩn ổ cắm, phích điện khác nhau. Do sử dụng ổ cắm điện và phích cắm điện không cùng chuẩn nên người tiêu dùng phải sử dụng các bộ nối để đấu nối thiết bị với các ổ cắm điện. Sử dụng các bộ nối hoặc ổ cắm, phích cắm điện kém chất lượng sẽ gây ra tiếp xúc kém tại các tiếp điểm, từ đó gây ra tăng nhiệt không mong muốn tại vị trí tiếp xúc là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.

fegtre

Việc sử dụng các bộ nối kém chất lượng cũng dẫn đến việc dây dẫn nối đất không liên tục nên khi có sự cố chạm vỏ trên thiết bị điện sẽ gây ra điện giật.

Các thiết bị đóng, ngắt và bảo vệ mạch điện là các thành phần quan trọng đảm bảo an toàn trong vận hành của hệ thống lắp đặt điện. Thiết bị đóng, ngắt cách ly phải đảm bảo cách ly tin cậy, không xuất hiện điện áp nguy hiểm trên mạch được cách ly. Thiết bị bảo vệ quá tải phải đảm bảo đặc tính cắt quá tải chính xác, nếu thiết bị bảo vệ không đảm bảo được tính chính xác của các đặc tính bảo vệ sẽ dẫn đến tăng nhiệt quá mức trên đường dây, dẫn đến cháy. Thiết bị bảo vệ chống dòng điện rò, chạm đất… phải đảm bảo các đặc tính bảo vệ chính xác thì mới thực hiện được đúng chức năng bảo vệ, nếu thiết bị không hoạt động chính xác có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng như điện giật, cháy nổ.

Cáp điện phải có điện trở ruột dẫn và cách điện phù hợp với tiêu chuẩn và công bố của nhà sản xuất. Cáp điện có ruột dẫn điện được sản xuất bằng các nguyên liệu kém chất lượng sẽ có điện trở ruột dẫn cao hơn quy định nên khi dẫn điện sẽ phát ra nhiệt cao hơn so với dây dẫn đạt chất lượng. Nếu đưa các cáp điện này vào lắp đặt trong công trình, khi hoạt động ở dòng điện lớn nhất theo thiết kế thì có thể bị quá nhiệt gây ra hỏa hoạn. Cáp điện không đạt yêu cầu về cách điện cũng là nguyên nhân gây ra ngắn mạch gây cháy, nổ hoặc điện giật.

Từ thực trạng và các cảnh báo nêu trên cho thấy, Việt Nam cần phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và đưa các thiết bị dùng cho lắp đặt điện vào danh mục hàng hóa Nhóm 2 để quản lý về an toàn nhằm bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng.

Trong khuôn khổ của đề tài 04/2016-DA1 - Đánh giá chất lượng của một số sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây mất an toàn và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) đã lấy mẫu trên thị trường một số loại thiết bị dùng cho hệ thống lắp đặt điện và tiến hành thử nhiệm theo các tiêu chuẩn an toàn tương ứng. Kết quả cho thấy tỉ lệ mẫu không phù hợp của từng loại hàng hóa như sau: Ổ cắm điện cố định - 13/14 mẫu; Phích cắm điện - 9/9 mẫu; Ổ cắm điện di động - 17/17 mẫu; Ổ cắm di động - 13/14 mẫu; Áptômát bảo vệ quá dòng - 3/6 mẫu.

Thanh Bình

Bình luận

Nổi bật

Sớm hoàn thiện dự thảo QCVN về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô

Sớm hoàn thiện dự thảo QCVN về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 08:33

(CL&CS)- Sáng 8/11, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội thảo “Các tiêu chuẩn đối với thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô trên thế giới”.

Lai Châu ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sinh hoạt

Lai Châu ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sinh hoạt

sự kiện🞄Thứ tư, 06/11/2024, 13:56

(CL&CS) - Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân các xã vùng cao, tỉnh Lai Châu đã đưa ra nhiều biện pháp cùng với đó là ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất

sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 13:56

(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất (QCVN 100:2024/BTTTT).