Thứ sáu, 10/06/2022, 20:51 PM

Cẩn trọng ‘sập bẫy’ quảng cáo sai công dụng sản phẩm Nga Phụ Khang

(CL&CS) - Mặc dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng sản phẩm Nga Phụ Khang do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar phân phối và tiếp thị lại được quảng cáo giống thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Sản phẩm Nga Phụ Khang

Sản phẩm Nga Phụ Khang

Thị trường TPCN tại Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất - kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên,bên cạnh những sản phẩm an toàn, có chất lượng được truyền thông, quảng cáo đúng sự thật, vẫn còn nhiều loại TPCN kém chất lượng, nhưng lại quảng cáo có tác dụng như thuốc chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội… nhằm trà trộn, đánh lừa người tiêu dùng. Không ít doanh nghiệp phân phối TPCN đã cố tình làm ăn chộp giật, coi lợi nhuận là trên hết, có hành vi lừa dối người tiêu dùng, cố tình quảng cáo sai sự thật, khiến người tiêu dùng "tiền mất tật mang" 

Nga Phụ Khang không có tác dụng chữa u xơ u nang

Theo thông tin công bố tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), sản phẩm Nga Phụ Khang do Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế - IMC sản xuất và Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar (địa chỉ tại số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phân phối và tiếp thị. Thực chất sản phẩm này chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (thực phẩm chức năng – TPCN), không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, thời gian qua, trên nhiều trang mạng xuất hiện các thông tin khẳng định sản phẩm Nga Phụ Khang có tác dụng “trị” bệnh. Điều này là trái với quy định của pháp luật, không đúng bản chất sản phẩm và có thể khiến nhiều bệnh nhân u xơ, u nang rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Cụ thể, tại website ngaphukhang.tinhhoathuocnam,vn , sản phẩm Nga Phụ Khang được giới thiệu với hàng loạt công dụng khác xa giấy phép được cấp như: “ Giảm kích thước u xơ tử cung, u nang buồng trứng; điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, ổn định king nguyệt..."

Sản phẩm Nga Phụ Khang quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm Nga Phụ Khang quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Trang web này cũng khẳng định: " Viên uống Nga Phụ Khang tác động toàn diện giúp giảm kích thước khối u (u xơ tử cung, u nang buồng trứng) và giảm rong kinh, đau bụng ở phụ nữ và kèm theo khuyến cáo “các đối tượng sử dụng thuốc” để dụ dỗ khách hàng. 

Kèm theo khuyến cáo “các đối tượng sử dụng thuốc” để dụ dỗ khách hàng

Kèm theo khuyến cáo “các đối tượng sử dụng thuốc” để dụ dỗ khách hàng

Trong khi đó, Fanpage “Nga Phụ Khang” liên tục đăng tải các bài viết cảnh báo về tình trạng rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, xuất huyết nang buồng trứng, u xơ tử cung… Các bài viết đều hướng khách hàng đến sử dụng sản phẩm Nga Phụ Khang. Đồng thời, trang này cũng cho rằng sản phẩm Nga Phụ Khang xua đi nỗi lo u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến lành tính. Thực chất sản phẩm này chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sử dụng hình ảnh bác sĩ, bệnh nhân để tạo niềm tin cho người tiêu dùng?

Trong khi đó, chỉ cần search Nga Phụ Khang trên nền tảng youtube sẽ xuất hiện hàng loạt clip chia sẻ của bệnh nhân gắn kèm sản phẩm này. "Mang trong mình khối u xơ tử cung kích thước 66mm. Những tưởng phải can thiệp phẫu thuật và sống chung với chúng suốt đời thì may mắn thay, chị đã biết tới sản phẩm thảo dược Nga Phụ Khang. Sau một thời gian sử dụng sản phẩm, khối u đã dần teo dần và tình trạng đau đớn, rong kinh không còn nữa". chia sẻ của một người phụ nữ được đăng tải trên kênh youtube sản phẩm Nga Phụ Khang.

Nga Phụ Khang sử dụng hình ảnh bệnh nhân để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, cố tình vi phạm pháp luật?

Nga Phụ Khang sử dụng hình ảnh bệnh nhân để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, cố tình vi phạm pháp luật?

Đồng thời, theo video được đăng tải trên youtube, cố vấn khoa học GS. TS Nguyễn Đức Vy cho rằng: " Nam Phụ Khang có thể điều trị cho những khối u từ nhỏ nhất 1cm- 3cm đường kính. Sau khi dùng sản phẩm Nga Phụ Khang khối u nhỏ đi, hoặc phụ nữ có khối u dưới 0.5cm có thể hết."

Sản phẩm Nga Phụ Khang chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nhưng với sự góp mặt của  GS. TS Nguyễn Đức Vy bằng những lời phóng đại "điều trị cho những khối u xơ tử cung" góp phần  khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng đây là thuốc chữa bệnh.

Việc đăng tải những video trên đã vi phạm các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm quy định tại khoản 3 điều 3 Thông tư 08 /2013/TT- BYT Hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế về "Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh"; và khoản 6 điều 3 Thông tư 08 /2013/TT- BYT về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm  "Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm".

Những video nêu trên chỉ là số ít trong hàng chục trường hợp được đăng tải công khai trên mạng để quảng cáo cho sản phẩm dạ Nga Phụ Khang. Theo ghi nhận của PV, hầu hết các video được đăng tải cùng chung kịch bản, nội dung gần như giống hệt nhau, có chăng chỉ là khác nhân vật thể hiện.

Không những vậy, các video được dựng khá chuyên nghiệp từ hình ảnh tới lời bình khiến người nghe như “rót mật vào tai”, mà sẵn sàng chi tiền mua ngay sản phẩm sử dụng. Nhưng, chính những lời quảng cáo này không biết đã bao nhiêu người bệnh “nhẹ dạ cả tin” mua sử dụng mà bỏ qua cơ hội vàng điều trị bệnh, rồi biết bao người vẫn đang mù quáng sử dụng hết liệu trình này đến liệu trình kia với hi vọng khỏi bệnh để rồi “mất tiền oan”.

Bởi, giấy công bố mà Cục ATTP – Bộ Y tế cấp cho  Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar nêu rõ, sản phẩm Nga Phụ Khang chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm sự tiến triển của u nang xơ buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến lành tính. Chứ không phải là thuốc và không có tác dụng điều trị bệnh như những gì video và các website đăng tải.

Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar có chịu trách nhiệm?

Có thể thấy, mặc dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng sản phẩm Nga Phụ Khang lại được quảng cáo có nhiều công dụng giống với thuốc chữa bệnh, rất dễ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm. 

Trong khi đó, trên thực tế, chiểu theo Mục b, Khoản 3 và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm cũng quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Trước thực trạng trên, người tiêu dùng không khỏi thắc mắc về việc tại sao sản phẩm Nga Phụ Khang do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar lại được quảng cáo sai sự thật, thực sự đã được cơ quan y tế cấp phép? Những website có nội dung quảng cáo sai sự thật có phải do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar lập ra và điều hành? Nếu sử dụng sản phẩm mà chất lượng không như quảng cáo, Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar có chịu trách nhiệm?

Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm Nga Phụ Khang do Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế - IMC sản xuất và Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Aerophar (địa chỉ tại số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phân phối và tiếp thị. Thực chất sản phẩm này chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (thực phẩm chức năng – TPCN), không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quỳnh Anh

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường truy xuất nguồn gốc nông sản, đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi người dùng

Tăng cường truy xuất nguồn gốc nông sản, đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi người dùng

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 09:22

(CL&CS) - Khi sức khỏe được người tiêu dùng thông minh đặt lên hàng đầu và yêu cầu về bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết, tính minh bạch khi áp dụng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm dần trở thành yếu tố không thể thiếu.

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản có nguy cơ làm tổn thương thận.

Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N số tiền 50 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.