Thứ sáu, 23/05/2025, 20:52 PM

Bộ Y tế quyết liệt đấu tranh chống hàng giả

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 23/5, nhận định về các vụ án hàng giả vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng: "Các địa phương chưa làm nghiệm việc triển khai hậu kiểm.

bộ y tế

 Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế tổ chức

Bộ Y tế đang tập trung xây dựng 2 Nghị định về phân định thẩm quyền thực hiện theo chính quyền 2 cấp, nghị định về phân cấp, phân quyền; với tinh thần phân cấp tối đa cho địa phương triển khai nhiệm vụ thực tiễn. Bộ tập trung xây dựng các văn bản, pháp lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Như vậy, vai trò của UBND tỉnh, Sở Y tế ngày càng quan trọng hơn".

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, hiện người dân rất hoang mang vì sử dụng mà không biết sản phẩm nào được phép lưu hành, sản phẩm nào là hàng giả, hàng nhái. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, kể cả doanh nghiệp rất quan trọng để giải quyết vấn đề căn cơ lâu dài, nếu không sẽ khó cho quá trình thực hiện.

Theo đó, các đơn vị kinh doanh cần nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình phải sản xuất các mặt hàng đúng, chất lượng. Quan điểm của Bộ Y tế về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Cuộc chiến chống hàng giả, gian lận thương mại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết: Riêng từ năm 2020 đến tháng 5/2025, Cục đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại trên 400 cơ sở thực phẩm, xử lý 198 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt 23,76 tỷ đồng. Cục An toàn thực phẩm đã chuyển cơ quan công an 31 vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, chứa chất cấm, sử dụng giấy tờ giả.

Còn trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và dược liệu, trong năm 2024, Cục Quản lý Dược và Cục Quản lý Y, dược cổ truyền đã tổ chức trên 80 đoàn kiểm tra GMP, 130 đoàn kiểm tra GSP; Thanh tra Bộ Y tế đã triển khai 50 đoàn thanh tra độc lập. Năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành 46 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 2,5 tỷ đồng.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Bộ Y tế quyết liệt đấu tranh chống hàng giả

Bộ Y tế quyết liệt đấu tranh chống hàng giả

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:52

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Hải Dương thu giữ hơn 30 tấn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Hải Dương thu giữ hơn 30 tấn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:49

(CL&CS) - Công an tỉnh Hải Dương thu giữ nhiều 30 tấn sản phẩm có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, mua bán hàng giả.

Hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, thực phẩm bẩn: Không chỉ là lỗi của doanh nghiệp?

Hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, thực phẩm bẩn: Không chỉ là lỗi của doanh nghiệp?

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 13:33

(CL&CS) - Từ những hộp sữa bột kém chất lượng đến bánh kẹo, thực phẩm chức năng giả, hàng loạt vụ việc liên tiếp bị phanh phui gần đây khiến dư luận không khỏi bức xúc. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp vi phạm bị gọi tên, bị xử phạt, thì một câu hỏi khác cũng cần được đặt ra: Vì sao những sản phẩm đó lại có thể tồn tại, lưu hành rộng rãi, thậm chí nhiều năm liền mà không ai phát hiện? Phải chăng, trong cuộc chiến chống hàng giả, thực phẩm bẩn, không chỉ có lỗi của doanh nghiệp, mà còn có phần trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý nhà nước?.