Thứ tư, 08/06/2022, 14:06 PM

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chính quyền địa phương năng động sẽ giải quyết được điểm nghẽn được mùa - mất giá

(CL&CS) - Chiều 7-6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đúng như trông đợi của cử tri và nhân dân, vấn đề “điệp khúc” được mùa mất giá lại được các đại biểu Quốc hội một lần nữa đặt ra với người đứng đầu ngành nông nghiệp. Đây là vấn đề xảy ra rất thường xuyên, nhiệm kỳ nào cũng là “vấn đề nóng”, nhưng “nóng” mãi mà chưa “nguội”.

Trong đợt chất vấn đầu tiên, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắc Nông) nêu câu hỏi về “điệp khúc được mùa mất giá và những cuộc giải cứu ùn ứ nông sản chưa có hồi kết” và mong nhận được câu trả lời về giải pháp căn cứ cho vấn đề này.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng đó là quy luật cung cầu, một quy luật của kinh tế, khi cung vượt cầu, được mùa thì giá xuống. “Vấn đề là chúng ta khống chế được quy luật kinh tế đó bằng mấy cách thôi”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, khi nông sản đã dư thừa thì chúng ta phải biết tích trữ lại, chế biến để giảm lượng cung ra thị trường.

Cùng với đó là chuẩn hóa nông sản để đáp ứng được để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thừa nhận khuyết điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là còn dễ dãi trong điều hành nhằm chuẩn hóa mặt hàng nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tổ chức lại sản xuất để thành công, để giải quyết được câu chuyện được mùa mất giá. Tổ chức lại sản xuất chính là quy hoạch ngành hàng, thông tin minh bạch số lượng mùa vụ cho từng loại nông sản và phân bổ cho từng thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa. Thị trường xuất khẩu thì vào thị trường Mỹ khác với thị trường EU khác, thị trường Trung Quốc…

“Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhận trách nhiệm với Thủ tướng Chính phủ và sẽ sớm cùng với các cơ quan thương vụ của ta ở nước ngoài tiến hành những việc này”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Dường như chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong đợt nêu câu hỏi chất vấn tiếp theo, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) tiếp tục nêu lại vấn đề này: Điệp khúc được mùa mất giá không phải là vấn đề mới. Vậy, đâu là điểm nghẽn và đến bao giờ mới khắc phục triệt để được?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận: “Tôi sợ nhất trong Quốc hội là câu đến bao giờ?” khi đề cập tới câu hỏi của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Khẳng định “không thoái thác trách nhiệm, Bộ trưởng sẽ làm hết mình”, nhưng “tư lệnh” ngành nông nghiệp cho rằng, nếu chính quyền địa phương vào cuộc, năng động thì sẽ giải quyết được vấn đề này.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu ví dụ: Hải Dương với mặt hàng cà rốt, Bắc Giang với mặt hàng vải thiều, Sơn La với mặt hàng xoài, Hưng Yên với mặt hàng nhãn lồng. “Tôi rất ấn tượng khi các địa phương chủ động vào cuộc. Ngay cả các đồng chí lãnh đạo các địa phương đó cũng là người đi tiếp thị ở trong các hội nghị xúc tiến”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Theo ông Lê Minh Hoan, một khi lãnh đạo địa phương đau đáu, chủ động ra tay để kết nối thì thương hiệu nông sản địa phương đó sẽ được khẳng định. Đó cũng là lời hiệu triệu các doanh nghiệp về với địa phương để kết nối với nông sản của địa phương. Đó chính là bài học thành công.

Dẫn lại câu nói của lãnh đạo tỉnh Hải Dương để “chia sẻ” với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: Đất đai Hải Dương có manh mún, nhưng dứt khoát tư duy người nông dân Hải Dương không được manh mún. Khi tư duy không manh mún thì sẽ rất dễ tạo lập được ngành hàng với sự liên kết, hợp tác chặt chẽ và khi đó sẽ thành công.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, khi vào chuỗi ngành hàng thì rủi ro sẽ giảm. Rủi ro trong nông nghiệp là thiên tai, dịch bệnh, thị trường, có những rủi ro bất khả kháng nên rất khó định lượng. Vấn đề là “chúng ta dũng cảm, kiên trì cùng nhau mà đi”. “Tôi mong rằng thông qua các nghị quyết của Trung ương với vùng đồng bằng, vùng núi, vùng núi phía Bắc cũng như đồng bằng sông Cửu Long, rồi sau này là các vùng khác nữa, thì chúng ta sẽ có một sự liên kết tốt hơn để chúng ta cùng nhau mà đi”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

Bình Thuận: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001:2015

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:04

(CL&CS) - Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và hiệu quả

sự kiện🞄Thứ hai, 25/03/2024, 08:39

(CL&CS) - Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2024.

Triển khai hệ thống QLCL ISO 9001 - nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

Triển khai hệ thống QLCL ISO 9001 - nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/03/2024, 08:59

(CL&CS) - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai duy trì, áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2024.