Thứ tư, 13/03/2024, 20:13 PM

Bộ Tài chính tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

(CL&CS) - Bộ Tài chính đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, giảm rủi ro chính sách, củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ảnh: H.Anh

Bộ Tài chính đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ảnh: H.Anh

Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 89/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phú về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Theo kế hoạch, năm 2024, Bộ Tài chính đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Cùng với đó, tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu này, các nhiệm vụ trọng tâm đã được Bộ Tài chính đưa ra. Theo đó, tập trung tăng điểm chỉ số thủ tục thông quan trong xếp hạng hiệu quả logistics của Ngân hàng Thế giới lên ít nhất 0,2 điểm. Phối hợp với Bộ Công Thương là đơn vị đầu mối về chỉ số Hiệu quả Logistics để cung cấp số liệu liên quan đến Thủ tục thông quan nhằm đảm bảo việc thực hiện đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cụ thể, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành thống nhất trên phạm vi cả nước.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kết nối với dữ liệu về kết quả thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận từ các tổ chức dánh giá sự phù hợp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Danh mục chi tiết thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố, cơ quan, tổ chức kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thực hiện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành sau khi hàng hóa thông quan; phối hợp với các bộ ngành tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành…

Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ chế biến thủy sản là "hoạt động chế biến" để thực hiện chính sách thuế TNDN theo tinh thần đã nêu tại văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 của Bộ Tài chính về chính sách thuế TNDN; tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế GTGT; giải quyết hoàn thuế GTGT kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách và quy định.

Đối với nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, Bộ Tài chính thực hiện rà soát, đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công sẽ thực hiện theo các Quyết định số 2838 QĐ-BTC ngày 25/12/2023 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024, Quyết định số 1507/QĐ-BTC ngày 29/7/2022 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử…

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:49

(CL&CS) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

Rà soát, loại bỏ những điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

Rà soát, loại bỏ những điều kiện cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

sự kiện🞄Thứ hai, 19/05/2025, 14:58

(CL&CS) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Kế hoạch).

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

sự kiện🞄Thứ hai, 19/05/2025, 07:39

(CL&CS) - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.