Cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thúc đẩy đầu tư tăng trưởng
(CL&CS) - Theo số liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2023, lần đầu số doanh nghiệp thành lập mới chạm mức kỷ lục gần 160 nghìn, tăng 7,2% so với năm 2022.
Hiện nay, số doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng số rời bỏ thị trường cũng chiếm hơn một nửa, cho thấy những khó khăn còn nhiều và môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn.
Ngay đầu tháng 1/2024, Nghị quyết số 02/NQ-CP (ngày 5/1/2024) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã được Chính phủ ban hành. Nghị quyết này được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những nút thắt trong môi trường đầu tư kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp phát triển bứt phá.
Mục tiêu của nghị quyết nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia kinh tế và đông đảo lực lượng doanh nghiệp đã tán thành việc tách Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh sau một năm gộp vào Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 về điều hành kinh tế-xã hội.
Nghị quyết số 02/NQ-CP đã hướng đến đúng những điểm nghẽn cần tháo gỡ của nền kinh tế, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể và thường xuyên để tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương trong thực thi công vụ. Bởi thực tế, trong năm 2023 vừa qua, tốc độ cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đang có dấu hiệu chậm lại do tác động từ những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế toàn cầu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra những điểm nghẽn của môi trường kinh doanh của Việt Nam, như: còn nhiều rào cản đối với doanh nghiệp; chi phí không chính thức còn cao; còn hiện tượng thanh tra trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà,...
Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Do đó, yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quyết liệt cắt bỏ rào cản... được xem là những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Để làm được điều này, từ Chính phủ tới các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo, thường xuyên đối thoại, trao đổi, nắm rõ những điểm nghẽn từ phản ánh của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ. Đặc biệt, phải đề cao vai trò của người đứng đầu trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, coi doanh nghiệp là trung tâm cải cách để việc cải cách đi vào thực chất.
Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm thuế VAT, giãn, hoãn các loại thuế phí, giảm lãi suất cho vay cần tiếp tục duy trì, thậm chí bổ sung thêm chính sách hỗ trợ mới. Đây là việc làm cần thiết và cần làm ngay để tạo “bệ đỡ” cho doanh nghiệp khi thị trường đang có những tín hiệu phục hồi, cũng như giúp cho cộng đồng doanh nghiệp có được một môi trường kinh doanh an toàn, bền vững.
Thiện Phúc
Bình luận
Nổi bật
Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:51
Trong những tháng vừa qua, khi các Luật mới được thông qua, phân khúc đất nền phía Nam gây chú ý. Đặc biệt khi bảng giá đất được ban hành là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp tục dồn sự chú ý vào loại hình này. Dù chưa có biểu hiện mạnh mẽ nhưng giá đất bắt đầu có xu hướng nhích lên, dự báo sẽ khởi sắc vào năm 2025 và dần mở ra một chu kỳ mới.
Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47
(CL&CS)- Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và các công cụ năng suất chất lượng là mô hình lý tưởng cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và vị thế cạnh tranh trên thế giới.
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.