“Bắt mạch” khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với bất động sản nhà ở Việt Nam

Hiện tại, nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng. Trong 9 tháng vừa qua, lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư FDI gần 4,4 tỷ USD.

Untitled-12

Bất động sản nhà ở cũng “hút” nhà đầu tư nước ngoài

Theo báo cáo Đầu tư Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Savills (APIQ) quý III/2024, Việt Nam ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế ổn định.

Cụ thể, Ngân hàng Thế giới ghi nhận vào cuối tháng 8, GDP Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm 2024, tăng so với mức 5% vào năm 2023. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ​​sẽ được kiểm soát ở mức 4,5% vào năm 2024, cho thấy sự ổn định của nền kinh tế.

Đánh giá chung về môi trường đầu tư trong quý của Việt Nam, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm 2024, với lạm phát dự kiến ​​đạt 4,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, hỗ trợ bất động sản công nghiệp, trong khi du lịch quốc tế và lĩnh vực bán lẻ cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn”.

Tăng trưởng FDI hàng năm ổn định là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Hiện tại, cả nước cung cấp 33.000 ha khu công nghiệp cho thuê, với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%. Tháng 9 vừa qua, Tập đoàn T&T đã khởi công cụm công nghiệp rộng 41,7 ha tại Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hightech đã được phê duyệt phát triển dự án khu công nghiệp quy mô 105,5 ha tại Bắc Giang.

Đối với lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng, mặc dù dự kiến ​​chi tiêu trong nước sẽ chậm lại, thị trường bán lẻ vẫn ghi nhận tình hình hoạt động mạnh mẽ do mặt bằng bán lẻ hạn chế và tầng lớp khách hàng tiêu dùng trung lưu đang gia tăng.

Bà Trần Thị Khánh Linh - Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills cho biết, thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó nhu cầu đối với hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp, thương mại văn phòng,.. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư.

“Với việc các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản đồng loạt có hiệu lực vào tháng 8 vừa rồi tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch giúp rút ngắn thời gian phê duyệt pháp lý, giúp nhà đầu tư xác định rõ ràng chi phí đầu tư ban đầu (chi phí sử dụng đất), từ đó giúp các dự án đầu tư bất động sản trở nên hấp dẫn hơn”, bà Trần Thị Khánh Linh nói.

Theo chuyên gia, hiện nay các nhà đầu tư có nhiều cơ hội M&A các dự án tiềm năng hoặc hợp tác với các đối tác địa phương để phát triển các dự án lớn. Nhu cầu thị trường đa dạng thu hút các khẩu vị đầu tư khác nhau.

“Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ luôn yêu cầu các dự án bất động sản đều phải có hiện trạng pháp lý rõ ràng, sẵn sàng để phát triển”, bà Khánh Linh chia sẻ.

Gần 4,4 tỷ USD đã đổ vào bất động sản Việt Nam

Theo báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng trong 9 tháng đầu năm nay.

Tính đến 30/9, tổng vốn FDI gần 25 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2023. Riêng trong tháng 9, tổng lượng vốn FDI đạt mức cao nhất trong các tháng từ đầu năm đến nay, với gần 4,3 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 15,64 tỷ USD, chiếm 63,1% tổng vốn đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,4 tỉ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. So với cùng kỳ năm ngoái, vốn FDI vào địa ốc đã tăng gấp 2,2 lần. Tiếp theo là ngành sản xuất, phân phối điện và bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 1,1 tỉ USD và hơn 920 triệu USD.

Dòng vốn FDI vào bất động sản đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2024.

Dòng vốn FDI vào bất động sản đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2024.

Xét về khu vực, vốn ngoại tập trung vào các tỉnh thành như Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang... Nhóm này chiếm khoảng 80% số dự án mới và gần 73% số vốn đầu tư của cả nước trong 9 tháng. Đây cũng là những địa phương có nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, cải cách thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư.

Lũy kế đến tháng 9, cả nước có hơn 41.300 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 492 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt khoảng 315 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Theo các chuyên gia, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà còn cải thiện tích cực về chất lượng các dự án đầu tư. CBRE dự báo trong hai năm tới, một lượng lớn vốn FDI tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý thủ tục hành chính, pháp lý và khan hiếm quỹ đất có thể trở thành rào cản khi dòng vốn FDI tìm đến Việt Nam.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18km

Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18km

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:46

Biệt thự khoáng nóng Onsen village tại Ecovillage Saigon River của nhà sáng lập Ecopark là dòng sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng tại gia cao cấp, phiên bản giới hạn được thiết kế dành riêng cho tầng lớp thượng lưu của Việt Nam để chăm sóc sức khỏe, thư giãn bằng các phương pháp trị liệu ngay tại nhà.

Bất động sản các tỉnh ven đô sẽ hút dòng tiền của nhà đầu tư sau “cơn sốt đất” tại Hà Nội?

Bất động sản các tỉnh ven đô sẽ hút dòng tiền của nhà đầu tư sau “cơn sốt đất” tại Hà Nội?

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

Thời gian qua, thị trường bất động sản đã chứng kiến đà tăng phi mã của khu vực Hà Nội. Theo đó, giá liên tục sốt nóng ở tất cả các phân khúc. Sau các quận trung tâm, hiện tượng “sốt nóng” đã lan sang các huyện vùng ven và được dự báo sẽ còn lan ra các tỉnh lân cận.

Giải pháp để giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95% kế hoạch

Giải pháp để giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95% kế hoạch

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

(CL&CS) - Để đạt được mục tiêu 95% từ nay đến hết kế hoạch năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.