Thứ ba, 01/08/2023, 10:58 AM

Bắc Giang: Đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(CL&CS) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, năm 2023, tổng kế hoạch vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh thực hiện các chương trình MTQG của tỉnh là hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là hơn 958 tỷ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh. Ở cấp tỉnh, đến nay đã phân bổ chi tiết 5 đợt và đạt 90,9% kế hoạch.

9869-1665155592-1

Hình minh họa

Về kết quả giải ngân vốn năm 2023, tổng giá trị giải ngân từ đầu năm đến ngày 15/7 đạt 13,5% kế hoạch. Cụ thể, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giải ngân đạt 0,5%; chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 18,5%; chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt 17% kế hoạch.

Có 7 huyện giải ngân cao hơn mức trung bình của tỉnh là: Việt Yên, TP. Bắc Giang, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên. Giá trị giải ngân vốn năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 đạt 27,7%.

Tuy nhiên, đến nay, còn dự án, nội dung chưa hoàn thành thủ tục, điều kiện phân bổ vốn. Nguyên nhân là do các cơ quan chủ trì chương trình, đơn vị được dự kiến phân bổ vốn chưa tích cực tham mưu thực hiện. Đặc biệt, tiến độ giao vốn đối với các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của các huyện, thành phố rất chậm, nguy cơ không hoàn thành kế hoạch.

Một số địa phương chưa hiểu đúng, hiểu đủ về quy định trong các văn bản hướng dẫn của trung ương và các văn bản của tỉnh dẫn đến chậm triển khai. Còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, sợ trách nhiệm, chưa quyết liệt trong việc triển khai các dự án, nội dung. Năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở có nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Tại hội nghị, lãnh đạo UBND một số huyện, TP. và UBND xã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình và đề nghị các cấp, ngành có giải pháp tháo gỡ. Một số vướng mắc cụ thể, như: Hệ thống văn bản hướng dẫn của trung còn nhiều điểm chưa rõ; dự án trồng, chế biến cây dược liệu tại Sơn Động khó khăn trong khâu tìm diện tích đất, mô hình sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chưa có định mức kinh tế kỹ thuật nên khó phê duyệt dự án hỗ trợ; vướng mắc về giải phóng mặt bằng tại Lục Ngạn; một dự án tại TP. Bắc Giang khi triển khai không có đối tượng đăng ký tham gia; có nơi khó hoàn thành tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu do quy định phải không còn hộ nghèo…

Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đã trả lời, làm rõ về những vấn đề mà các huyện, thành phố quan tâm. Trong đó trả lời về công tác chuyển đổi vốn trong thực hiện 3 Chương trình MTQG, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Tiến Cơi cho biết mỗi dự án, mỗi tiểu dự án có những yêu cầu, mục đích, đối tượng, phạm vi, định mức khác nhau. Do đó, việc chuyển đổi vốn chỉ được thực hiện trong nội dung, phạm vi đã quy định trong cùng dự án hoặc tiểu dự án.

Về khó khăn trong công tác lập hồ sơ xây dựng công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp của huyện Tân Yên, đại diện Sở Xây dựng cho biết qua nghiên cứu Điều 15, Nghị định 27/2022/NĐ-CP, Ban Quản lý xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản và trình UBND xã thẩm định, phê duyệt. Trong trường hợp gặp khó khăn khi lập hồ sơ xây dựng, UBND xã báo cáo UBND huyện giao phòng chuyên môn cấp huyện lập hồ sơ.

Kết luận Hội nghị, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn biểu dương một số ngành thành viên Ban Chỉ đạo, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác triển khai thực hiện các chương trình MTQG.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh quán triệt, các chương trình MTQG cơ bản tập trung ở vùng khó khăn, đối tượng hưởng lợi là người dân khó khăn nên các ngành, địa phương cần thực hiện khẩn trương, nâng cao trách nhiệm để bảo đảm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện dự án. Hơn nữa, trong bối cảnh thu ngân sách nhiều địa phương đạt thấp thì đây là nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng, cần tập trung cao để thực hiện đạt kế hoạch đề ra.

Ông Mai Sơn đề nghị các ngành, chính quyền các cấp và người dân tích cực vào cuộc; quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; các địa phương chủ động trao đổi và đề nghị ngành chức năng hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc; linh hoạt hơn trong xử lý các vấn đề để vừa bảo đảm đúng với quy định của pháp luật, vừa tạo thuận lợi nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Sóc Trăng: Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS)- Ngành Nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường tỉnh quyết tâm “kiểm soát” bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp khi cung cấp ra thị trường.

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

Nâng cao công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:52

(CL&CS) - Vừa qua, sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác đảm bảo đo lường trong lĩnh vực y tế cho gần 100 cán bộ, nhân viên ngành y tế, các huyện/thành phố, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở dịch vụ kính thuốc…