Quý 1/2024, tỷ lệ CASA của MSB tăng vọt lên 29,21%

(CL&CS) - MSB vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 ghi nhận sự củng cố ở một số chỉ tiêu nền tảng. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) đạt mức 29,21%, tăng 2,68 điểm phần trăm so với đầu năm.

Năm 2024, MSB đặt kế hoạch 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong quý 1, MSB đã đạt được 1.530 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Năm 2024, MSB đặt kế hoạch 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong quý 1, MSB đã đạt được 1.530 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Cụ thể, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đạt gần 278.790 tỷ đồng khi kết thúc 3 tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng quý 1 đạt 5,6%, cho thấy tính hiệu quả của kênh số cũng như sự đa dạng sản phẩm vay được thiết kế riêng biệt cho từng nhóm khách hàng, đồng thời phù hợp với tín hiệu tình hình thị trường bất động sản, tiêu dùng và đầu tư đang “ấm” trở lại.

Ở khía cạnh khác, tiền gửi khách hàng tăng 4,1% so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, với các chiến lược phù hợp với xu thế thị trường trong hoạt động số hóa và xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ, tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng đạt 40.262 tỷ đồng, tăng 14,64%, đưa tỷ lệ CASA đạt mức 29,21%, tăng 2,68 điểm phần trăm so với 31/12/2023. Từ việc quản trị và tối ưu hóa nguồn vốn, MSB có thể tối ưu hơn chi phí huy động, từ đó tạo thêm dư địa giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng và kích cầu tín dụng. 

Tổng thu nhập hoạt động quý 1 của MSB đạt 3.119 tỷ đồng, tăng 8,7% (+250 tỷ đồng) so với cùng kỳ 2023. Thu nhập lãi thuần vẫn là trụ cột tăng trưởng khi đạt 2.366 tỷ đồng, tăng 9,6% (+208 tỷ đồng).

Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập giữ tỷ trọng hiệu quả với tỷ lệ trên 24%. Đây là kết quả từ sự tăng trưởng nổi bật của hoạt động kinh doanh ngoại hối khi lãi thuần mảng này đạt gần 592 tỷ đồng, tăng 330,6% (+454 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Để duy trì tăng trưởng tích cực đang có, trong thời gian tới, MSB dành nhiều ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu với ưu đãi tỷ giá lên tới 100 điểm, miễn phí chuyển tiền quốc tế online bao gồm điện phí; mở rộng thêm các sản phẩm phái sinh khác trên thị trường liên ngân hàng tiệm cận với sự phát triển của thị trường phái sinh quốc tế; nâng cấp các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá…

Ở mảng dịch vụ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 300 tỷ đồng, tăng 11,4% (+31 tỷ đồng), dẫn dắt bởi thu phí dịch vụ thanh toán, thư tín dụng, dịch vụ ngoại hối… Sự tăng trưởng này phản ánh những nỗ lực của ngân hàng trong chiến lược đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa nguồn thu.

Trong bối cảnh tổng tài sản và tổng thu thuần đều tăng, ngân hàng duy trì biên lãi ròng (NIM) hiệu quả ở mức 3,87%. Chi phí hoạt động của ngân hàng được kiểm soát tốt hơn giúp hệ số chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) giảm xuống mức 33,6% so với mức 39,26% cuối năm 2023. Kết thúc 3 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt 1.530 tỷ đồng, tăng 0,2% (+4 tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước.

Về thanh khoản và vốn, nền tảng vốn được ngân hàng quản trị chặt chẽ. Tại thời điểm 31/3/2024, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ở mức 71,9% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn (MTLT) ở mức 28,78%, đáp ứng tốt yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất ở mức 12,15% vào cuối quý 1, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% theo quy định.

Hiện nay, tỷ lệ CASA tại MSB tương đối cao so với mặt bằng ngành ngân hàng.

Hiện nay, tỷ lệ CASA tại MSB tương đối cao so với mặt bằng ngành ngân hàng.

Dựa trên tính ổn định của bảng cân đối và chất lượng tài sản, Ban lãnh đạo MSB tự tin duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý 1 cũng tạo tiền đề cho ngân hàng trong việc hiện thực hóa những cam kết với cổ đông đã công bố tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của MSB vừa diễn ra hôm 23/4/2024.

Cũng tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, MSB được cổ đông đồng thuận phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng. MSB là một trong những ngân hàng thực hiện trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ cao nhất từ lợi nhuận để lại đến cuối năm 2023 sau khi hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính. MSB dự kiến triển khai việc này vào quý 3/2024 sau khi có phê duyệt của cơ quan quản lý.

Với sự khởi đầu năm kinh doanh 2024 khả quan, ngân hàng cũng đã được đại hội đồng cổ đông phê duyệt kế hoạch có thể thực hiện tạm ứng cổ tức từ nguồn lợi nhuận được tạo ra trong năm 2024 sau khi hoàn thiện tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.