Tín dụng của ACB tăng 3,8% trong quý 1/2024, cao gấp 3 lần bình quân ngành

(CL&CS) - Với báo cáo tài chính quý 1/2024 vừa được công bố, ACB tiếp tục là ngân hàng thuộc top đầu nhóm ngân hàng tư nhân, có mức tăng trưởng quy mô vượt xa bình quân toàn ngành trong bối cảnh nhiều thách thức.

Trong quý 1/2024, ACB đạt 4.892 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Trong quý 1/2024, ACB đạt 4.892 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Bám sát mục tiêu kinh doanh 2024

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố, tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt 506.112 tỷ đồng, huy động đạt 492.804 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng trưởng lần lượt của tín dụng và huy động là 3,8% và 2,1%, cao hơn mức tăng trưởng của ngành.

Trong đó, tỷ lệ CASA ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 23,7%. Hiện, tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn được kiểm soát tốt, ở mức 1,45%. Nếu không gồm tác động của nhóm nợ theo CIC thì tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ ở mức 1,3%.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tốt từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ đưa tổng thu nhập ACB đạt 8.168 tỷ đồng, tăng trưởng 3,1%. Tỷ lệ ROE của ACB ở mức 23,4%, ACB tiếp tục dẫn đầu thị trường về mức độ hiệu quả.

Tính đến cuối tháng 3/2024, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.892 tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch năm. Lợi nhuận quý giảm nhẹ so với cùng kỳ do cùng kỳ năm 2023 có khoản thu nhập bất thường và tăng trích lập dự phòng nợ vay.

ACBS tăng trưởng ấn tượng

Trong báo cáo quý 1/2024, ACB ghi nhận điểm sáng nổi bật từ Công ty TNHH MTV Chứng khoán ACB (ACBS) với mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt 264 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 123,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu nhờ hầu hết các khoản thu nhập của ACBS đều tăng.

Trong đó, thu nhập từ hoạt động cho vay margin đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACBS, tăng gấp 3 cùng kỳ. Hoạt động đầu tư cũng cho thấy mức tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Vừa qua, ACBS đã tăng vốn từ 4.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng, thuộc top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, thể hiện cam kết lâu dài của ACB trong việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào những mảng kinh doanh hiệu quả.

Phát triển phân khúc khách hàng FDI, doanh nghiệp xanh/xã hội

Từ đầu năm 2024, ACB tập trung phát triển phân khúc doanh nghiệp FDI như một hướng đi chiến lược trong kinh doanh. Với mục tiêu "lấy khách hàng làm trọng tâm", ACB cung ứng các dịch vụ phù hợp với khách hàng FDI như thanh toán (trong nước, quốc tế), giao dịch ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng hoán đổi 2 đồng tiền (CCS), cấp tín dụng (tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh).

Hiện, ACB đang phục vụ cho các khách hàng FDI đến từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, các nước EU như Pháp, Đức… và đang tiếp tục mở rộng phân khúc khách hàng quan trọng này.

Bên cạnh đó, cũng trong quý 1/2024, ACB cho ra mắt gói tín dụng xanh/ xã hội với hạn mức 2.000 tỷ đồng và mức lãi suất chỉ từ 6%/năm, ưu đãi lên đến 24 tháng và được miễn/giảm phí trả nợ trước hạn. Tính đến hết quý, ACB đã giải ngân 36% gói tín dụng xanh/ xã hội, tương đương 714 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 1/2024, ACB đã phục vụ được 7,3 triệu khách hàng.

Tính đến cuối quý 1/2024, ACB đã phục vụ được 7,3 triệu khách hàng.

Nâng cao trải nghiệm trên ngân hàng số ACB ONE

Từ đầu năm 2024, ACB liên tục cho ra mắt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Nhờ nâng cao trải nghiệm khách hàng theo hướng hiện đại và phù hợp xu thế mới, tính đến cuối quý 1/2024, ACB đã phục vụ được 7,3 triệu khách hàng.

Được biết, ACB đã cho triển khai tính năng đăng ký tài khoản ACBS trên ứng dụng ngân hàng số ACB ONE, giúp khách hàng có thể tham gia đầu tư hoặc giao dịch dễ dàng và liền mạch chỉ trên một ứng dụng duy nhất với độ bảo mật cao.  

Đầu tháng 4 vừa qua, ACB cũng cho biết đã hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ thanh toán một chạm, có độ bảo mật an toàn cao khi khách hàng chủ thẻ ACB Visa có thể dùng Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay và Garmin Pay. Việc hợp tác với các "ông lớn" công nghệ giúp ACB tiếp tục tăng độ phủ của ngân hàng trong hệ sinh thái thanh toán, nhất quán với định hướng xây dựng trải nghiệm thanh toán "tiện tay, mượt pay" cho khách hàng.

Có thể thấy từ kết quả kinh doanh quý 1/2024, ACB vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt và đầy thận trọng trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức nhưng cũng mạnh dạn tìm kiếm, phát triển các hướng đi mới để phục vụ khách hàng tốt hơn, hoàn thành mục tiêu kinh doanh được đưa ra từ đầu năm.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.