Thứ ba, 24/09/2024, 08:39 AM

Áp dụng công cụ cải tiến, doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm hảo hạng góp phần nâng cao năng suất chất lượng

(CL&CS) - Các công cụ cải tiến năng suất như: 5S, Kaizen, Lean, Six Sigma, TPM, KPI, QCC, 7 QC, FMEA, 7 EI, PDCA… là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khuyết điểm, giảm lãng phí nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Áp dụng thành công công cụ cải tiến năng suất sẽ tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội như doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận; người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt với chi phí hợp lý; người lao động gia tăng thu nhập; đất nước tăng nguồn thu từ thuế.

công cụ

Áp dụng công cụ cải tiến, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng

Các công cụ cải tiến năng suất như: 5S, Kaizen, Lean, 6 Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC… là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ khuyết điểm, giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Mỗi công cụ cải tiến năng suất đều đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích riêng. Có thể kể đến như áp dụng mô hình quản lý tinh gọn (Lean), Kaizen, 5S sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn”. Giúp doanh nghiệp cải tiến, ngăn ngừa sai lỗi, giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao năng suất;

Công cụ 6 Sigma giúp giảm sai lỗi, giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng và bảo đảm giao hàng đúng hẹn, đồng thời là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Công cụ cải tiến năng suất Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu MFCA giúp doanh nghiệp hình thành phương pháp và cách thức kiểm soát chi phí đối với các nguyên vật liệu tham gia quá trình sản xuất và giảm lãng phí; Hay công cụ Bảo trì năng suất tổng thể (TPM) giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thông qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất hàng ngày...

Thời gian qua, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chủ trì hỗ trợ hàng chục nghìn doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống, công cụ năng suất chất lượng tiên tiến; đồng thời, hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về áp dụng hệ thống tích hợp, kết hợp công cụ cải tiến cơ bản cho một số địa phương để chia sẻ, nhân rộng.

Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi và nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các công cụ cải tiến. Điển hình như tại Phú Thọ, Công ty TNHH chè Hoài Trung, huyện Thanh Ba đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh chè nhằm nắm bắt được thời cơ để cho ra đời những sản phẩm hảo hạng. 

CHÈ NLIEU

Vùng trồng chè nguyên liệu cho năng suất, chất lượng cao trên đất Thanh Ba, Phú Thọ

Bà Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty TNHH chè Hoài Trung cho biết: Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, Công ty chú trọng các công đoạn, quy trình sản xuất sản phẩm. Công ty có ba dây chuyền sản xuất khép kín với công suất máy trên 40 tấn chè búp tươi/ngày. Hiện nay doanh nghiệp đã sản xuất khoảng 1.000 tấn chè thành phẩm mỗi năm. Ngoài các sản phẩm chè đen thì công ty còn đầu tư vào sản xuất chè xanh và cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Trong những năm qua, chè Hoài Trung đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu nhằm đưa sản phẩm Chè Đinh đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.

Công ty cũng đầu tư vào việc phát triển thương hiệu để có thể nâng cao hiệu quả cạnh tranh đồng thời góp phần tăng cường việc tổ chức sản xuất, phát triển thị trường dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất, mang bản sắc của văn hóa bản địa. Theo Bà Bùi Thị Mão, để có thể làm ra được những sản phẩm chè thượng hạng thì người chế biến cần có tay nghề cao, đáp ứng được quy trình sản xuất nghiêm ngặt bởi chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị của chè.

Công ty đã được cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000, giúp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Đây là cơ sở xây dựng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn của sản phẩm.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường mà giờ đây thương hiệu Chè Hoài Trung đã có mặt ở khắp nơi trên thị trường Việt Nam và vươn mình ra biển lớn.

Trong khi đó, Công ty May Hưng Nhân (Tổng Công ty Đức Giang) sau 6 tháng triển khai công cụ Lean đã giảm 75% hàng tồn trên chuyền, giảm thời gian hàng ra chuyền từ 2 ngày xuống trong trong ngày, thời gian hàng nhập kho từ 5 ngày xuống 1 ngày, năng suất chuyền may tăng 25 - 30%. Hiện nay, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Áp dụng thành công công cụ cải tiến năng suất sẽ tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội như doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận; người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt với chi phí hợp lý; người lao động gia tăng thu nhập; đất nước tăng nguồn thu từ thuế.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng công cụ cải tiến, doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm hảo hạng góp phần nâng cao năng suất chất lượng

Áp dụng công cụ cải tiến, doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm hảo hạng góp phần nâng cao năng suất chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 24/09/2024, 08:39

(CL&CS) - Các công cụ cải tiến năng suất như: 5S, Kaizen, Lean, Six Sigma, TPM, KPI, QCC, 7 QC, FMEA, 7 EI, PDCA… là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khuyết điểm, giảm lãng phí nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế nhờ công cụ Kaizen

Doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế nhờ công cụ Kaizen

sự kiện🞄Thứ hai, 23/09/2024, 13:59

(CL&CS) - Kaizen là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Nhật, đánh dấu một triển khai quản lý và cải tiến liên tục, không ngừng phát triển để tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng. Được biết đến như một triết lý hoặc phương pháp quản lý chất lượng, Kaizen không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất mà còn trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý doanh nghiệp toàn cầu.

Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng nhờ áp dụng MFCA

Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng nhờ áp dụng MFCA

sự kiện🞄Thứ hai, 23/09/2024, 13:58

(CL&CS) - Quản lý chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) là công cụ cải tiến hữu hiệu nhằm giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất của doanh nghiệp.