Theo đó, đoạn đường dài 6,7 km có điểm đầu là nút giao cao tốc đại lộ Thăng Long với quốc lộ 21, điểm cuối tại Km6+700 cao tốc Hà Nội - Hòa Bình.
Tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 5.500 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí 2.000 tỷ đồng, thành phố Hà Nội đảm bảo nguồn vốn phần còn lại. Dự án dự kiến thực hiện từ nay đến 2026.Tuyến đường khi xây dựng hoàn thành sẽ giúp thông suốt tuyến cao tốc từ Đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình theo quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc.
Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được xây dựng, hoàn thiện và đi vào sử dụng từ năm 2018, giúp giải quyết vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội và vùng Tây Bắc. Hiện nay, theo đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình, cao tốc sẽ được quy hoạch mở rộng để phục vụ giao thông tốt hơn.
Dự án gồm cao tốc đô thị 6 làn xe, đường song hành hai bên với hai làn xe cơ giới mỗi bên, quy mô tương đương đại lộ Thăng Long. Tuyến đường sẽ được xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng, tổ chức giao thông. Trong tổng đầu tư dự án, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí 2.000 tỷ đồng, TP Hà Nội đảm bảo phần còn lại. Dự án dự kiến thực hiện từ nay đến 2026.
Hiện nay cao tốc Hà Nội – Hòa Bình vẫn đang được đưa vào sử dụng, tuy nhiên theo quy hoạch kinh tế, giao thông tỉnh, vùng, khu vực mà cao tốc đang được đề xuất quy hoạch mới để mở rộng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, khả năng vận tải trên cao tốc giữa các vùng của xe cộ.
Cao tốc không chỉ giúp việc di chuyển nhanh chóng hơn mà còn giúp giảm tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6, từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành cho các doanh nghiệp. Chính nhờ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình mà trong những năm gần đây nền kinh tế của Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung được cải thiện nhiều, doanh nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển hơn.
Đồng thời, khu vực đã thu hút được nhiều sự chú ý đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến, sau khi quy hoạch mở rộng cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được chính thức phê duyệt và thực hiện thì sẽ tạo ra nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội