3 tháng đầu năm 2022 kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại
(CL&CS) - Chiều ngày 30/3/2022 Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ để thông báo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2022 và trả lời những câu hỏi mà các đơn vị báo chí đang quan tâm đến ngành Công Thương. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải – Người phát ngôn Bộ Công Thương chủ trì Cuộc họp báo.
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, nền kinh tế toàn cầu được dự báo giảm trong năm 2022 so với các dự báo đưa ra trước đó của các tổ chức quốc tế. Theo nhận định: cuộc chiến với đại dịch Covid 19 vẫn tiếp tục tiếp diễn trên toàn cầu, cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina… sẽ tạo ra một lực cản lớn đối với sự hồi phục kinh tế toàn cầu, tạo nên những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng và tạo áp lực lạm phát mạnh hơn. Thương mại toàn cầu có xu hướng tăng, tuy nhiên sự gián đoạn nguồn cung, giá cước vận tải gia tăng đã làm giảm sức mạnh phục hồi của thương mại hàng hóa. Giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (giá dầu, khí đốt, giá lương thực) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao, một số mặt hàng chạm các mốc kỷ lục đã ảnh hưởng đến phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp.
Ở trong nước, nhờ tiến độ tiêm chủng nhanh chóng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu và một số động lực chính như: việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách các thủ tục hành chính, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam… đã tác động tích cực đến phát triển KTXH của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát diễn biến dịch bệnh và tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
Trong cuộc họp báo vấn đề nguồn cung xăng dầu trong nước Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết: từ năm 2021 đến nay, sự cố từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xăng dầu trong nước bởi Nghi Sơn đang chiếm 30% nguồn cung xăng dầu trong nước dẫn đến việc thiếu hụt xăng dầu trong thời gian rất ngắn. Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn báo cáo kế hoạch tái khởi động sản xuất, kế hoạch cung ứng, giao hàng cho thương nhân đầu mối.
Bộ đã ban hành Quyết định số 242 yêu cầu các thương nhân đầu mối ngoài tổng nguồn đã giao năm 2022 thì đẩy mạnh tăng kế hoạch nhập khẩu. Mặc dù vậy, việc nhập khẩu xăng dầu cũng đang gặp nhiều khó khăn sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid. Tuy nhiên với sự nỗ lực của thương nhân đầu mối, đặc biệt là “cánh chim đầu đàn” Petrolimex đã đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước thời gian vừa qua và trong thời gian sắp tới.
Liên quan đến câu hỏi liệu giá xăng dầu sẽ được điều hành ra sao trong kỳ điều hành ngày 1/4 tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, theo quy định của Nghị định 83 trước đây, xăng dầu được điều hành 15 ngày/lần, nay Nghị định 95 yêu cầu điều hành giá vào các ngày 1,11 và 21 hàng tháng. Đồng thời, giá xăng dầu phụ thuộc vào sự biến động của xăng dầu thế giới.
Tiếp đó liên quan đến kế hoạch tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo giao một số đơn vị chức năng thuộc Bộ trong đó có Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước và các Vụ thị trường ngoài nước… tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có sản phẩm nông sản đến mùa vụ để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, cả trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai hàng loạt hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm với các thị trường nước ngoài trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến; Hội nghị giao thương nhóm mặt hàng cụ thể với thị trường tiềm năng; Tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm nông sản. Bộ Công Thương cũng giao Cục Xúc tiến thương mại triển khai, xây dựng bản đồ nông sản Việt Nam, đây sẽ là kênh thông tin chính thức, giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương, và thông qua môi trường mạng hoàn toàn có thể kết nối trực tiếp từng địa phương, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất.
Trong thời gian tới, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 -2030, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành, các địa phương, cơ quan xúc tiến thương mại có liên quan tích cực triển khai việc đưa các ứng dụng số, nền tảng số để hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho sản phẩm nông sản cho bà bà con, giúp bà con chủ động chào bán sản phẩm của mình.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các địa phương, hiệp hội, trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp để ứng dụng công nghệ số bán hàng online, và đã kết nối với nhiều sàn Thương mại điện tử lớn như Amazon, Global Selling… mà Bộ đã ký hợp tác. Tương tự, vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã làm việc với Alibaba để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối, tiêu thụ sản phẩm. “Kể cả khi không còn dịch bệnh, chắc chắn đây vẫn là sẽ xu hướng cần được đẩy mạnh trong tương lai” – Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.
Thanh Tùng
- ▪Truy xuất nguồn gốc:giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản Việt
- ▪Bắc Giang triển khai kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản năm 2022
- ▪Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
- ▪Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.