Thứ năm, 15/04/2021, 15:30 PM

16 năm PCI là cánh én góp phần làm nên những mùa xuân cải cách

(CL&CS) - 16 năm trên một hành trình không mệt mỏi, Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tự hào đã trở thành tiếng nói có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.

PCI - chỉ số của hành động

 Chỉ số PCI được xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

16 năm qua, PCI là một chỉ số của hành động, thúc đẩy những hành động thực chất của chính quyền các tỉnh thành phố nhằm cải thiện chất lượng điều hành và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đó là việc xây dựng và thực thi chính sách dựa trên bằng chứng từ kết quả do PCI cung cấp. Đó là sự tìm tòi và phát triển những ý tưởng cải cách, những mô hình tốt cấp cơ sở.  PCI đã cổ vũ và lan tỏa nhiều thực tiễn tốt tại Việt Nam trong thời gian qua.  

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo PCI

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo PCI

PCI góp phần tạo ra sự thay đổi tư duy, giúp các địa phương nhận ra tầm quan trọng của cải cách hành chính, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế  

PCI cũng đem lại những chuyển biến tích cực về thái độ của chính quyền đối với khu vực kinh tế tư nhân. Quan hệ “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” được khởi động.

 Khẩu hiệu “Doanh nghiệp phát tài – địa phương phát triển” được đề ra. Phương châm hành động: “Trong thành công của doanh nghiệp có nghĩa vụ của chính quyền, trong thất bại của doanh nghiệp có trách nhiệm của chính quyền” được lan toả...

 PCI  là cánh én góp phần làm nên những mùa xuân cải cách.

 PCI truyền cảm hứng, phát triển những ý tưởng cải cách, những thực tiễn cải cách tốt từ cơ sở như mô hình  “Cà phê doanh nhân”, mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận, huyện (DDCI), trung tâm tư vấn trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp, “Bác sĩ doanh nghiệp”, các mô hình thúc đẩy đối tác công tư đã lan tỏa và nhân rộng trên 40 - 50 tỉnh, thành phố.

PCI 2020 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam tiếp tục  xu hướng cải thiện. Chi phí không chính thức tiếp tục đà giảm, an ninh trật tự được giữ vững, chính quyền cấp tỉnh năng động, tiên phong hơn, cải cách hành chính có cải thiện đáng kể và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

 2020 cũng là năm thứ tư liên tiếp mà điểm số của tỉnh trung vị đại diện cho bảng xếp hạng PCI đạt trên 60 điểm, và ghi nhận xu hướng hội tụ mạnh mẽ hơn khi mà khoảng cách điểm số giữa tỉnh có kết quả PCI cao nhất và thấp nhất tiếp tục được thu hẹp lại.

Trong đó Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An và Bình Dương lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao nhất trong Bảng xếp hạng PCI 2020.

Nỗ lực cải cách hành chính còn “gập ghềnh”

PCI 2020 cũng cho thấy các tỉnh nhóm sau trong bảng xếp hạng PCI đang có những nỗ lực vượt bậc để thu hẹp khoảng cách với các tỉnh dẫn đầu phát đi tín hiệu những động lực và những thực tiễn cải cách tốt đã được lan toả.

Kết quả PCI trong những năm qua cũng cho thấy một số xu hướng quan trọng rất đáng lưu ý trong chất lượng điều hành kinh tế tại các địa phương theo thời gian.

1

Trong vòng 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đánh giá tích cực hơn về sự năng động, tinh thần tiên phong và sự cầu thị của chính quyền. Cũng trong khoảng thời gian này, gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục được giảm thiểu –  một xu hướng nhất quán kể từ năm 2016.

Doanh nghiệp cũng đặt niềm tin lớn hơn vào các thiết chế pháp lý và tình hình an ninh trật tự tại các địa phương. Vấn đề phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đã từng gây nhức nhối nhiều năm trước nay đã giảm đáng kể và môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng hơn trước rất nhiều.

Nhưng Báo cáo PCI 2020 cũng cho thấy những nỗ lực cải cách hành chính trong những năm qua còn “gập ghềnh” khi còn một số lĩnh vực còn nhiều phiền hà như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội…

Doanh nghiệp cũng kỳ vọng chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Bức tranh cải cách đã có nhiều sắc mầu tươi sáng hơn nhưng vẫn còn những con số làm chúng ta chưa thể yên lòng.

Theo kết quả điều tra PCI, cứ trong 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng địa phương ưu ái các doanh nghiệp Nhà nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân.

Cứ trong 3 doanh nghiệp thì có gần 1 doanh nghiệp cho rằng Chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp FDI. Vẫn còn 40% doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng toà án để giải quyết các tranh chấp về kinh tế.

Gần 45% doanh nghiệp cho biết họ phải trả các chi phí không chính thức. 54% doanh nghiệp cho rằng hiện tượng nhũng nhiều vẫn còn. 20% doanh nghiệp đánh giá cán bộ nhà nước trong xử lý công việc còn chưa hiệu quả, chưa thân thiện và cũng còn tới 3% doanh nghiệp phản ánh mỗi năm họ còn bị thanh, kiểm tra quá 5 lần .v.v.

 Điểm số PCI và PCI gốc năm 2020 cũng giảm nhẹ so với năm 2019 và các ngôi sao cải cách – các tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đã ít có sự bứt phá hơn, cho thấy đà cải cách có phần chững lại đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách một cách kiên trì và thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

 Kỳ vọng lớn về Chính phủ mới – Chính phủ hành động

 Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, và là năm khởi đầu Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới – một nội các với sự góp mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo đã từng rất thành công trong điều hành kinh tế ở cấp địa phương.

Chúng ta kỳ vọng Chính phủ mới sẽ là một Chính phủ hành động, tiếp bước khát vọng cải cách của Chính phủ tiền nhiệm và quan tâm hơn nữa đến môi trường kinh doanh ở các địa phương. Đồng thời triển khai tốt hơn các chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như xây dựng một niềm tin và tầm nhìn chiến lược để phát triển doanh nghiệp Việt Nam ngang tầm thế giới.

Chúng ta đều biết nhiệm kỳ 5 – 10 năm tới sẽ là những nhiệm kỳ có ý nghĩa quyết định cho những đột phá của Việt Nam để tiến tới mục tiêu 2045 chúng ta trở thành một quốc gia giầu mạnh.

Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định: Việc “tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo” đã được xác định là một trong những đột phá về thể chế của Việt Nam.

 Nâng cao chất lượng xây dựng thể và thực thi chính sách, pháp luật một cách ổn định, nhất quán và công bằng, cải thiện chất lượng phối hợp giữa các ngành, các cấp, thực sự đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước có liên quan và nhanh chóng xây dựng và vận hành chính quyền số … có thể góp phần quan trọng vào việc thực hiện đột phá thể chế nêu trên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và năng động của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo. Và cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm góp phần vào thúc đẩy những đột phá thể chế này.

Và chúng ta hy vọng với sự chung tay của tất cả mọi người để chúng ta cùng nâng bước trên con đường cải cách quang vinh.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo PCI

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.