Thứ năm, 20/05/2021, 15:15 PM

11% Gen Z bày tỏ lo ngại về tác động của công nghệ tới việc làm trong tương lai

(CL&CS) - Gen Z Việt Nam có thể là nhóm lao động làm việc từ xa hiệu quả nhất, tuy nhiên nhiều người trong nhóm này đối mặt với lo ngại về khoảng cách kỹ năng.

Thế hệ Z (Gen Z) là thế hệ của những người sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, là thế hệ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z .

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng Thế hệ Z (Gen Z) trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm 2019 là khoảng 13 triệu người. Tới năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào một phần ba lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước.

2

Theo báo cáo “Thế hệ Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số?”, của PwC Việt Nam cho rằng Gen Z Việt Nam có cảm nhận tích cực về công nghệ, tuy nhiên cũng là thế hệ tỏ ra lo ngại nhất.

Báo cáo của PwC cho thấy hơn 80% Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ lạc quan rằng công nghệ sẽ cải thiện triển vọng công việc.

Và có 11% Gen Z bày tỏ lo ngại về tác động của công nghệ tới việc làm trong tương lai. Với nhóm này có ba mối quan ngại lớn nhất, trong đó mối lo ngại của 51 % số người trong nhóm này công nghệ sẽ khiến vai trò của họ trở nên thừa thãi 26% cho rằng họ sẽ không có năng lực phù hợp và 12% trong nhóm này nghĩ rằng họ sẽ không thể học các kỹ năng phù hợp.

Gia nhập lực lượng lao động trong thời kỳ công nghệ thay đổi nhanh chóng, Gen Z Việt Nam phải đối mặt với khoảng cách kỹ năng ngày càng lớn trước những yêu cầu liên tục phát triển của thị trường lao động, theo PwC.

Báo cáo của PwC cũng cho thấy mối liên hệ giữa trình độ học vấn hay kỹ năng của những người tham gia khảo sát và mức độ lạc quan của họ về ảnh hưởng của công nghệ tới tương lai việc làm.

Theo khảo sát của PwC chỉ có 47% Gen Z có bằng cấp và trình độ kỹ thuật. Nhưng 62% Gen Z Việt Nam không hoặc chưa có bằng cấp và số này cho rằng tự động hóa nên cónhiều rủi ro hơn là cơ hội.

Phát hiện này tương đồng với các kết quả ghi nhận được từ cuộc khảo sát toàn cầu về nâng cao kỹ năng nghề nghiệp “Hy vọng và Lo ngại” do PwC thực hiện năm 2019 với sự tham gia của hơn 22.000 người, và một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của kỹ năng số đối với triển vọng việc làm.

“Trong thế giới đột phá ngày nay, không có công việc nào đứng ngoài những thay đổi trong tương lai. Lời khuyên của tôi dành cho Gen Z là nên bắt đầu nhìn nhận bản thân mình như một sự tổng hòa các năng lực và kỹ năng, thay vì chỉ gắn mình trong một nghề nghiệp hay vai trò nhất định.” Ông Quách Thành Châu, Lãnh đạo Nguồn nhân lực tại PwC Việt Nam cho biết.

Theo khảo sát, Gen Z Việt Nam có cái nhìn cân bằng hơn so với các thế hệ trước về vai trò của các bên liên quan trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Trong khi 50% người được hỏi cho rằng phát triển kỹ năng là hành trình của mỗi cá nhân, 46% cho biết họ kỳ vọng doanh nghiệp và chính phủ sẽ có vai trò quyết định trong việc hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng nghề.

Nhận định về vấn đề này, ôngDavid Tay, Lãnh đạo chương trình “Thế giới mới. Kỹ năng mới” của PwC Việt Nam cho biết “Đây là thời điểm để mở ra những thảo luận chân thực và toàn diện với các nhà tuyển dụng, chính phủ và rộng hơn là xã hội về những thay đổi mang tính hệ thống cần được thực hiện ngay hôm nay, để trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kỹ năng cho ngày mai”.

Nhìn chung, Gen Z đón nhận các phương thức làm việc linh hoạt một cách tích cực và có thể là lực lượng lao động từ xa hiệu quả nhất. 80% Gen Z dự đoán làm việc từ xa sẽ trở thành thông lệ mới và 57% Gen Z tham gia lao động cho biết họ cảm thấy hiệu quả khi làm việc tại nhà, tỷ lệ cao nhất ghi nhận trong các nhóm thuộc độ tuổi lao động.

“Các tổ chức sẽ cần áp dụng một tư duy khác để thu hút và giữ nhân tài Gen Z tại Việt Nam, những người sẽ sớm trở thành động lực phát triển cho lực lượng lao động cũng như nền kinh tế”, ông Thành Châu lưu ý.

Đặc biệt, kết quả khảo sát nhấn mạnh sự cấp thiết đối với các tổ chức trong việc sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu đặt ra bởi mô hình làm việc từ xa -- về văn hóa lẫn cơ sở hạ tầng, trong khi cân nhắc các bước để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Cải tiến kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Hiện nay, nhờ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều đơn vị tăng năng suất lao động, thu nhập của người lao động được cải thiện, góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Lợi ích của Kaizen trong cải tiến chất lượng doanh nghiệp

Lợi ích của Kaizen trong cải tiến chất lượng doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Kaizen hướng đến việc thay đổi và cải tiến không chỉ trong quy trình sản xuất, mà còn trong các quy trình quản lý, làm việc và phân phối. Bằng cách tạo ra môi trường đồng thuận và khuyến khích sự tham gia tích cực, Kaizen giúp tăng cường sự nhạy bén đối với các vấn đề, phát hiện và loại bỏ các lãng phí, cải thiện quá trình làm việc và nâng cao hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp.

Cải tiến năng suất thông qua công cụ 5S

Cải tiến năng suất thông qua công cụ 5S

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:59

(CL&CS) - Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, phương pháp 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống quản lý nhằm cải tiến môi trường làm việc tại doanh nghiệp.