Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực ASEAN thông qua hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(CL&CS) - Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp có khả năng hạn chế dòng chảy tự do của hàng hóa và sự phát triển của doanh nghiệp. ASEAN, thông qua Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) đang hoạt động tích cực nhằm cắt giảm, tiến tới xóa bỏ các rào cản này, tạo thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa trong và liên khu vực, trước tiên là với các hàng hóa ưu tiên hội nhập trong khu vực.
ACCSQ được thành lập năm 1992, với sứ mệnh xóa bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do của ASEAN và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đại diện Việt Nam tham gia ACCSQ cùng 9 cơ quan tiêu hóa quốc gia của các nước thành viên khác. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, ACCSQ đã thành lập các nhóm công tác/nhóm công tác sản phẩm chuyên ngành (WG/PWG) nhằm tăng cường hài hòa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và hài hòa quy chế quản lý đối với các sản phẩm ưu tiên hội nhập. Tính đến năm 2020, ACCSQ có 13 nhóm công tác trực thuộc gồm:
– Nhóm công tác về Tiêu chuẩn – Working Group on Standards (WG1)
– Nhóm công tác về Đánh giá sự phù hợp – Working Group on Conformity Assessment (WG2)
– Nhóm công tác về Đo lường pháp định – Working Group on Legal Metrology (WG3)
– Ủy ban hỗn hợp chuyên ngành thiết bị điện, điện tử – Joint Sectoral Committee on Electrical and Electronic Equipment (JSC EEE)
– Ủy ban Mỹ phẩm ASEAN – ASEAN Cosmetic Committee (ACC)
– Nhóm công tác về Dược phẩm – Pharmaceutical Product Working Group (PPWG)
– Nhóm công tác về Thực phẩm chế biến sẵn – Prepared Foodstuff Product Working Group (PFPWG)
– Nhóm công tác về sản phẩm ô tô – Automotive Product Working Group (APWG)
– Nhóm công tác về Y dược cổ truyền và thực phẩm chức năng – Traditional Medicines and Health Supplements Product Working Group (TMHSPWG)
– Nhóm công tác về Xây dựng – Working Group on Building and Construction (BCWG)
– Nhóm công tác về sản phẩm cao su – Rubber-Based Product Working Group (RBPWG)
– Nhóm công tác về Thiết bị y tế – Medical Devices Product Working Group (MDPWG)
– Nhóm công tác về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp thương mại số – Working Group on Standards and Conformance for Digital Trade (DTSCWG)
Trong số các nhóm công tác trên, Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia trực tiếp: WG1, WG2, WG3, JSC EE, RBPWG; Bộ Y tế tham gia: PPWG, PFPWG, MDPWG, TMHSPWG, ACC; Bộ Giao thông - Vận tải tham gia: APWG; Bộ Xây dựng tham gia BCWG; Bộ Công Thương tham gia DTSCWG.
ACCSQ cũng hợp tác với các đối tác đối thoại của ASEAN như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC), Dự án hỗ trợ hội nhập khu vực của EU cho ASEAN (EU ARISE), Viện Vật lý kỹ thuật Đức (PTB), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand… để thực hiện các sáng kiến của ACCSQ về Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp (STRACAP- Standards, Technical Regulation and Conformity Assessment Procedures), bao gồm các sáng kiến về tăng cường năng lực.
Hiện nay, ACCSQ đang triển khai Kế hoạch Chiến lược ASEAN về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp đến năm 2025 nhằm tăng cường sự đóng góp của ACCSQ trong việc đảm bảo chất lượng và gây dựng lòng tin đối với các sản phẩm và dịch vụ của ASEAN.
1 |
Hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
Hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia của các nước thành viên ASEAN với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Đến nay, ASEAN đã hài hòa hơn 300 tiêu chuẩn tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật.
Ký kết và triển khai các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA):
Các MRA thừa nhận kết quả thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm cho phép hàng hóa được thử nghiệm và chứng nhận bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong ASEAN. Do đó, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm mà không ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm.
Các MRA đang triển khai trong lĩnh vực: điện, điện tử (2002), dược phẩm (2009), dược phẩm (2017), thực phẩm chế biến sẵn (2018). Các MRA sắp ký kết năm 2020 gồm đối với sản phẩm ô tô và vật liệu xây dựng.
Hài hòa quy chế quản lý:
Hơn cả việc hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và ký kết MRA, ASEAN tiến thêm một bước bằng việc hài hòa quy chế quản lý, cho phép phân phối sản phẩm dễ dàng hơn trong ASEAN. Các thỏa thuận hài hòa quy chế quản lý đã ký trong các lĩnh vực: mỹ phẩm, điện-điện tử, thiết bị y tế. Thỏa thuận hài hòa quy chế quản lý sắp ký trong lĩnh vực y dược cổ truyền và thực phẩm chức năng.
Các hướng dẫn về TCĐLCL do ACCSQ xây dựng:
Hướng dẫn của ASEAN về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp; Hướng dẫn của ASEAN về công nhận và đánh giá sự phù hợp; Hướng dẫn của ASEAN về hài hòa tiêu chuẩn; Hướng dẫn của ASEAN về Thực hành pháp quy tốt.
Thời gian qua Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động trong ASEAN nói chung và trong ACCSQ nói riêng, góp phần tích cực trong việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ các rào cản kỹ thuật, tạo thuận lợi thương mại trong và liên khu vực./.
ThS Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng phụ trách
Vụ HTQT Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Áp dụng thành công mô hình JIT, đảm bảo về mặt thời gian, đạt tiêu chuẩn, tăng chất lượng sản phẩm
sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:10
(CL&CS) - JIT là một phương thức quản trị sản xuất đã và đang mang lại rất nhiều thành công cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Có thể thấy trong những năm gần đây, phương thức này ngày càng được áp dụng ở nhiều nước khác nhau trong đó có Việt Nam. Việc áp dụng JIT mang lại cho nhà sản xuất ích lợi rất lớn như giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn, tăng chất lượng sản phẩm...
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.