Thứ tư, 13/11/2024, 15:01 PM

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Cùng với sự phát triển về khoa học và công nghệ của thế giới, các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến lần lược ra đời và trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nhiều tiêu chuẩn đã được đặt ra và trở thành bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, bảo quản được lâu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất.  

Một sản phẩm muốn tồn tại bền vững thì sản phẩm đó phải thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, điều kiện làm việc của công nhân phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,… Để đáp ứng được các yêu cầu này, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã ban hành các tiêu chuẩn như: ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO 17025,....

Để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này, nhiều địa phương trong cả nước đã luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Đơn cử tại tỉnh Long An, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030. Ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An triển khai Chương trình theo hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng như Lean Six Sigma, HAS 23000:2012, ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO 17025… để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng. 

Cụ thể, Công ty TNHH Ohnoseiko Việt Nam đã áp dụng công cụ Lean Six Sigma trong phân xưởng sản xuất của đơn vị, sau khi áp dụng đã giúp rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tỉ lệ phản hồi về chất lượng từ phía khách hàng; cải tiến quy trình sản xuất, bố trí lại bằng nhà xưởng phù hợp và thuận tiện hơn; giảm tình trạng thắt cổ chai, chuẩn hoá thao tác công nhân, giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi, tiết giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.

z5984566824477_937f3244a79598e15de0dd296bdf4db9

Công ty TNHH Ohnoseiko Việt Nam áp dụng công cụ Lean Six Sigma

Còn đối với Công ty Lương thực Long An, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường tiềm năng của các nước Hồi giáo cụ thể là thị trường Indonesia. Vì vậy, Công ty đã quyết định lựa chọn và áp dụng tiêu chuẩn Halal của MUI, cụ thể là HAS 23000:2012 cho toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp.

Theo Lãnh đạo Công ty lương thực Long An chia sẻ: Việc áp dụng Halal là không hề dễ dàng. Vì thế, ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, bao bì…cũng như đảm bảo và duy trì vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ, quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ nguyên tắc 1 chiều, con người, nguồn nước, dư lượng thuốc BVTV, vi sinh, độc tố nấm mốc, kim loại nặng trong sản phẩm, động vật gây hại như chim, chuột...được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Sự hỗ trợ từ Chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng của Chính phủ đã giúp cộng đồng doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng đã không ngừng được lan tỏa. Nhiều doanh nghiệp đã giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Từ đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từng bước khẳng định thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

 

Minh Đức

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh

Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 10:00

(CL&CS) - Nâng cao năng suất giúp tăng cường khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.

Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực y tế

Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01

(CL&CS) - Việt Nam đang ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến từ sản xuất vaccine đến kỹ thuật điều trị, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng toàn diện và cải thiện hiệu quả dịch vụ y tế.

'Cánh cửa cơ hội' mang việc làm tốt đến tay người lao động tại TP.HCM

'Cánh cửa cơ hội' mang việc làm tốt đến tay người lao động tại TP.HCM

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:00

(CL&CS)- Thị trường lao động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với sự gia tăng mạnh mẽ từ cả phía người tìm việc và doanh nghiệp tuyển dụng.