Thứ hai, 31/03/2025, 10:37 AM

Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024

(CL&CS) - Thang nâng xây dựng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà xưởng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi thiết kế thang nâng nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-2: 2024.

Thang nâng là thiết bị chuyên dụng để di chuyển hàng hóa giữa các tầng của xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... Nhờ sử dụng thiết bị tiên tiến này mà sức người lao động được tiết kiệm một cách đáng kể.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại thang nâng hàng như thủy lực, thang vận hành hàng hóa, tời hàng hóa... Do các linh kiện sản xuất và lắp ráp đều phải được đảm bảo mỗi khi di chuyển nên mọi chi tiết của thang nâng phải được kiểm định gắt gao. Tính an toàn phải đặt lên hàng đầu, do đó thang nâng nên đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn.

Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-2: 2024 về Thang nâng xây dựng vận chuyển hàng- Phần 2: Thang nâng nghiêng với thiết bị mang tải không thể tiếp cận được do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì thang nâng chỉ dành để vận chuyển vật liệu. Khi thiết kế thang nâng phải đảm bảo an toàn khi sử dụng, vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ, bảo trì thường xuyên. Phải đảm bảo thiết bị được vận hành một cách chính xác trong phạm vi nhiệt độ môi trường dao động từ - 5 oC đến + 40 oC.

Khi thiết kế phải chú ý đến việc lắp đặt các bộ phận thang nâng, ví dụ như đoạn ray cần phải được đánh giá trọng lượng khi thao tác bằng thủ công. Khi vượt quá trọng lượng cho phép đối với thao tác bằng thủ công, nhà sản xuất phải đưa ra các khuyến nghị trong sổ tay hướng dẫn.

Tất cả nắp đậy có thể tháo ra và tháo rời phải được giữ lại bằng các dây buộc cố định. Kết cấu của thang nâng phải được thiết kế và chế tạo sao cho đủ bền trong mọi điều kiện vận hành dự kiến, bao gồm cả việc lắp đặt và tháo dỡ và ví dụ: trong môi trường nhiệt độ thấp.

1

Thang nâng hàng nên đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn theo tiêu chuẩn. (Ảnh minh họa)

Việc thiết kế toàn bộ kết cấu và từng bộ phận của nó phải dựa trên các tác động của bất kỳ tổ hợp tải trọng nào có thể xảy ra như quy định trong tiêu chuẩn này. Các tổ hợp tải trọng phải xét đến các vị trí bất lợi nhất của thiết bị mang tải và tải trọng liên quan đến ray dẫn hướng và các giá đỡ của chúng, cả trong quá trình di chuyển của thiết bị mang tải và bất cứ chuyển động nào, ví dụ chuyển động theo phương nghiêng của thiết bị mang tải. Phải xem xét đầy đủ độ nghiêng có thể có theo dự định của nhà sản xuất. Giá đỡ ray dẫn hướng được coi là một phần của kết cấu thang nâng.

Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn, khi tính toán kết cấu thang nâng và các bộ phận liên quan, phải tính đến các lực và tải trọng sau: Tất cả tải trọng do trọng lượng bản thân, ngoại trừ thiết bị mang tải và thiết bị di chuyển cùng với thiết bị mang tải. Tải trọng do trọng lượng bản thân của thiết bị mang tải khi không tải và tất cả thiết bị di chuyển cùng với thiết bị mang tải.

Đối với khung cơ sở phải trang bị các phương tiện có thể điều chỉnh để truyền lực vào nền. Các chân ray phải có khả năng xoay tự do trong tất cả mặt phẳng đến một góc ít nhất là 10 độ so với phương ngang để tránh ứng suất uốn trong kết cấu. Nếu chân ray không xoay được thì phải tính đến ứng suất uốn bất lợi nhất. Nếu sử dụng bàn xoay giữa ray dẫn hướng và khung cơ sở thì bàn xoay phải có thiết bị khóa để ngăn lật ngoài ý muốn.

Nếu có một thiết bị để điều chỉnh độ nghiêng của ray dẫn hướng nằm giữa khung cơ sở và ray dẫn hướng thì thiết bị đó phải được thiết kế để chịu được tất cả tải trọng và các trường hợp tải trọng có thể xảy ra. Tốc độ hạ và nâng phải được giới hạn ở 8°/s. Phải có một thiết bị ngăn không cho các ray dẫn hướng bị hạ thấp xuống ngoài ý muốn.

Đối với khung gầm chân tựa truyền lực xuống nền trong mọi trường hợp không được phép tựa vào hệ thống treo đàn hồi hoặc bánh hơi. Các chân tựa phải có thể khóa được tại các vị trí làm việc và vận chuyển. Các thiết bị khóa này phải được bảo đảm không bị tuột ra và bị mất. Phải trang bị phương tiện để cố định hệ thống ray dẫn hướng (được thu lại hoàn toàn và có độ nghiêng thấp nhất so với phương ngang) ở một vị trí cố định trên khung gầm.

Ray dẫn hướng phải dẫn hướng và đỡ thiết bị mang tải và đảm bảo cho thiết bị mang tải chuyển động đúng quỹ đạo. Ray dẫn hướng có thể bao gồm các đoạn ray nối khớp hoặc các phần tử dạng ống lồng. Điểm gắn kết, ví dụ: các bu lông vòng phải được cung cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cố định nó vào một kết cấu vững chắc, ví dụ tòa nhà. 

Đặc biệt, để đề phòng xảy ra sự cố do các công tắc dừng đầu cuối phía trên hoặc phía dưới, thang nâng phải được thiết kế sao cho khi thiết bị mang tải có và không có tải di chuyển chạm vào đầu của ray dẫn hướng mà không gây ra biến dạng dư. Ngoài ra, các ray dẫn hướng phải được thiết kế để chịu được các lực tạo ra bởi sự kích hoạt của thiết bị an toàn (chạy quá tốc độ hoặc đứt cáp). Cho phép các biến dạng dư cục bộ trên ray dẫn hướng. Điều kiện xấu nhất phải được tính đến. Các liên kết giữa các đoạn ray hoặc đoạn ống lồng phải đảm bảo khả năng truyền tải hiệu quả và duy trì độ đồng tâm. Việc nới lỏng chỉ có thể thực hiện được bằng một hành động thủ công có chủ đích.

Sự di chuyển của thiết bị mang tải phải được giới hạn ở phía dưới bởi các bộ giảm chấn. Với tải trọng danh nghĩa trên thiết bị mang tải và ở tốc độ bằng tốc độ danh nghĩa, gia tốc trung bình của thiết bị mang tải trong quá trình tác động của các bộ giảm chấn không được vượt quá 2 g theo chiều xuống. Mỗi thang nâng phải có một sổ tay hướng dẫn kèm theo phù hợp với ISO 12100-2: 2003

Để sản phẩm tăng uy tín, an toàn khi sử dụng nhà sản xuất và/hoặc nhà nhập khẩu/đại diện được ủy quyền phải cung cấp cho người sử dụng một cuốn sổ tay hướng dẫn ít nhất có các thông tin dưới đây: Thông tin chung; Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền; Nước sản xuất; Ký hiệu kiểu loại; Số sê-ri mà sổ tay hướng dẫn có hiệu lực; Các dấu hiệu an toàn và dấu hiệu cảnh báo trên thang nâng và ý nghĩa của chúng; Tất cả các bộ phận (các đoạn ray dẫn hướng, thanh giằng, hệ thống điều khiển, v.v.) được thiết kế để sử dụng trong việc lắp đặt thang nâng;

Lưu ý, nội dung của sổ tay hướng dẫn không chỉ đề cập đến mục đích sử dụng của thang nâng mà còn phải tính đến mọi trường hợp sử dụng sai mục đích có thể lường trước được một cách hợp lý.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024

Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 10:37

(CL&CS) - Thang nâng xây dựng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà xưởng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi thiết kế thang nâng nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-2: 2024.

Trà Vinh tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý ISO

Trà Vinh tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý ISO

sự kiện🞄Thứ bảy, 29/03/2025, 12:13

(CL&CS)- Triển khai kế hoạch áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị năm 2025.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:56

(CL&CS)- Đây là nền tảng quan trọng giúp nâng cao chất lượng, an toàn cho các dự án lưu trữ năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam.