Thứ sáu, 30/08/2024, 22:39 PM

Yên Bái: Huyện Văn Yên đồng hành hỗ trợ các HTX nông nghiệp

(CL&CS) - Trong thời gian qua, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy HTX nông nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Nhờ phát triển kinh tế HTX, nhiều hộ nông dân trên địa bàn không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ các ngành, nghề sản xuất của gia đình.

Nhờ phát triển kinh tế HTX, nhiều hộ nông dân trên địa bàn không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ các ngành, nghề sản xuất của gia đình.

Trên địa bàn huyện Văn Yên hiện có 61 HTX nông nghiệp trên tổng số 125 HTX, chiếm 48,8% tổng vốn điều lệ với hơn 160 tỷ đồng, trên 900 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Lĩnh vực ngành nghề của HTX chủ yếu là sản xuất, chế biến, kinh doanh quế vỏ, rau, củ, cây ăn quả; kinh doanh, dịch vụ vật tư nông lâm nghiệp; trồng cây dược liệu; du lịch... Đặc biệt thời gian gần đây huyện đã thành lập mới 3 HTX trồng dâu nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị, với quy mô trên 160 thành viên và trên 100 ha trồng dâu nuôi tằm.

Sự phát triển các HTX nông nghiệp trong những năm qua đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển tư duy phát triển sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; chuyển sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa. Nhiều HTX sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị và được xuất khẩu ra nước ngoài, làm cho chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực, đặc sản của huyện Văn Yên ngày càng nâng cao, tiêu biểu như sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế: HTX Dịch vụ tổng hợp nông, lâm nghiệp Công Tâm; HTX Quế Văn Yên, huyện Văn Yên… 

Cùng với đó, các HTX nông nghiệp cũng đã xây dựng được 26 sản phẩm OCOP 3 sao và đưa nhiều sản phẩm có giá trị ra thị trường như: tinh dầu quế, bột quế… Nhờ phát triển kinh tế HTX, nhiều hộ nông dân trên địa bàn không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ các ngành, nghề sản xuất của gia đình.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho các HTX, huyện đã thành lập Tổ tư vấn phát triển HTX, hỗ trợ đăng ký thành lập, chuyển đổi hoạt động; hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX, tổ hợp tác và trang trại; xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp, vận động thành lập các tổ hợp tác, HTX phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm quy mô lớn; hỗ trợ các HTX tiếp cận thị trường, định hướng sản phẩm chủ lực, hỗ trợ vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm.

Thực tế đã chứng minh, HTX chính là một mắt xích quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhưng nếu không có một chiến lược phát triển bài bản, chắc chắn các HTX sẽ không thể tiến xa và càng không thể thích ứng được với những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường. 

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển HTX nông nghiệp theo kế hoạch với mục tiêu đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của huyện. Hỗ trợ thành lập mới các HTX nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển HTX sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tập trung cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025; ưu tiên bố trí nguồn lực cơ cấu ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. 

Ngoài ra, huyện tập trung chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; triển khai thực hiện hiệu quả các dự án phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản của huyện; tìm kiếm thị trường đầu ra bền vững cho nông sản, bảo đảm hầu hết các sản phẩm chủ lực và đặc sản của huyện đều có doanh nghiệp, HTX liên kết tiêu thụ; củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

Bình luận

Nổi bật

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 10:33

(CL&CS)- Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.

Giống lúa Hương Châu 6 cho năng suất đạt 80 tạ/ha, lợi nhuận bình quân cao hơn so với giống lúa khác

Giống lúa Hương Châu 6 cho năng suất đạt 80 tạ/ha, lợi nhuận bình quân cao hơn so với giống lúa khác

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:18

(CL&CS) - Hương Châu 6 là giống lúa thuần, chất lượng cao do Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) nghiên cứu chọn tạo, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2019. Giống lúa Hương Châu 6 đang được đánh giá là giống lúa triển vọng khi liên tục được bà con nông dân đánh giá cao tại các vùng trồng khác nhau trên khắp cả nước.

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:17

(CL&CS) - Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh, sử dụng các sản phẩm vô cơ và sản phẩm sinh học để tạo ra các mô hình canh tác lúa đảm bảo năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật tư đầu vào. Ở Tánh Linh (Bình Thuận) có nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.