Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 12/09/2024, 21:23 PM

Tìm ra phương pháp đột phá từ DNA nhân tạo giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả

Loại DNA này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Một nghiên cứu đột phá về phương pháp chống ung thư sử dụng DNA nhân tạo đã được công bố trên tạp chí The Journal of the American Chemical Society thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ. Cụ thể, trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tiêu diệt tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở người, cũng như các tế bào u hắc tố ác tính trên chuột.

Nhóm nghiên cứu, do các giáo sư Kunihiko Morihiro và Akimitsu Okamoto từ Trường cao học Kỹ thuật tại Đại học Tokyo dẫn đầu, đã phát triển loại DNA hình chiếc kẹp tóc (hairpin-shaped DNA). Loại DNA này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Giáo sư Okamoto cho biết: "Với phát hiện này, chúng tôi có thể phát triển các loại thuốc mới dựa trên cơ chế hoạt động hoàn toàn mới, mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ung thư hiện chưa có thuốc chữa".

Nghiên cứu đột phá về phương pháp chống ung thư sử dụng DNA nhân tạo đã được công bố trên tạp chí The Journal of the American Chemical Society (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu đột phá về phương pháp chống ung thư sử dụng DNA nhân tạo đã được công bố trên tạp chí The Journal of the American Chemical Society (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ acid nucleic (bao gồm DNA và RNA) thường gặp khó khăn do chúng khó phân biệt được giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Trong tế bào ung thư, thường có sự gia tăng quá mức của phân tử microRNA miR-21, góp phần vào quá trình phát triển bệnh.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra cặp DNA nhân tạo gọi là oHP, có khả năng tự gắn vào phân tử miR-21 khi được tiêm vào tế bào ung thư. Điều này kích hoạt một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Quan trọng hơn, loại DNA này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bệnh nhân, đủ khả năng chống lại ung thư.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra cặp DNA nhân tạo gọi là oHP, có khả năng tự gắn vào phân tử miR-21 khi được tiêm vào tế bào ung thư (Ảnh: Internet)

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra cặp DNA nhân tạo gọi là oHP, có khả năng tự gắn vào phân tử miR-21 khi được tiêm vào tế bào ung thư (Ảnh: Internet)

Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy những kết quả hứa hẹn, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn đầu và sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện trước khi có thể ứng dụng điều trị cho bệnh nhân. 

Giáo sư Okamoto cho biết nhóm của ông sẽ tiếp tục khám phá các cách thức đưa thuốc vào cơ thể một cách hiệu quả, đồng thời phát triển thêm các loại thuốc dựa trên nghiên cứu này.

Mộng Kha

Bình luận

Nổi bật

Võ sư huyền thoại của Việt Nam là 'sư huynh' Lý Tiểu Long, được coi như bậc cao đồ của hai môn phái võ cổ truyền lớn nhất cả nước

Võ sư huyền thoại của Việt Nam là 'sư huynh' Lý Tiểu Long, được coi như bậc cao đồ của hai môn phái võ cổ truyền lớn nhất cả nước

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 11:04

Ông là một võ sư nổi tiếng của nước ta, người có công lớn trong việc mang tinh thần võ học Việt quảng bá ra với thế giới.

Phòng ngừa uốn ván sau bão lũ: Cách sơ cứu và tiêm phòng hiệu quả nhất

Phòng ngừa uốn ván sau bão lũ: Cách sơ cứu và tiêm phòng hiệu quả nhất

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 11:04

VNVC triển khai tiêm phòng miễn phí, hướng dẫn sơ cứu đúng cách để bảo vệ sức khỏe sau thiên tai.

Hơn 2.000 người thương vong do bão số 3, thiệt hại 40.000 tỷ đồng

Hơn 2.000 người thương vong do bão số 3, thiệt hại 40.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 11:03

Bão số 3 Yagi với cường độ siêu bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại miền Bắc, chưa từng có tiền lệ trong 30 năm qua.