Thứ năm, 12/09/2024, 09:17 AM

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

(CL&CS) - Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh, sử dụng các sản phẩm vô cơ và sản phẩm sinh học để tạo ra các mô hình canh tác lúa đảm bảo năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật tư đầu vào. Ở Tánh Linh (Bình Thuận) có nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để tạo nên một thương hiệu gạo chất lượng cao, phát thải thấp, trước mắt người nông dân sản xuất trực tiếp sản phẩm lúa gạo chất lượng cao phải có một trình độ sản xuất phù hợp nhất định. Từ đội ngũ sản xuất chất lượng này mới khẳng định được chất lượng sản phẩm hạt gạo chất lượng.

lua gao

Nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm gạo 

Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 45.000 ha, chiếm trên 37% tổng diện tích tự nhiên (119.875 ha) của huyện; trong đó diện tích đất trồng lúa 11.700 ha, chiếm 26% diện tích đất nông nghiệp. Nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (45%), cây lúa là một trong 03 cây chủ lực của huyện. Hằng năm, huyện chỉ đạo sản xuất 3 vụ lúa (Đông Xuân, Hè thu và vụ Mùa), tổng sản lượng năm 2023 đạt 162.630 tấn.

Trong nhiều năm qua, huyện Tánh Linh đã tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo chiều sâu gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, giá trị và hiệu quả cao, phù hợp với tiềm năng, lợi thế từng vùng. 

 Điển hình là Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Đức Bình, được công nhận là vùng trồng lúa VietGAP hữu cơ có đến 3 sản phẩm gạo được công nhận OCOP 3 sao và 4 sao. Với con đường đi khác biệt và tiên phong, sản phẩm của HTX làm ra đã nhận được sự tín nhiệm cao từ khách hàng.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Anh Đức thôn 3, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cho biết, việc lựa chọn sản xuất gạo hữu cơ, từ khâu chọn giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch, đóng gói sản phẩm được ông Đức theo dõi sát sao và thực hiện đúng quy trình. Chăm bón theo cách này, cây lúa phát triển hơi chậm hơn phân bón hóa học, nhưng khi kết tinh, hạt sẽ chắc, căng đầy… Sau khi thu hoạch và chế biến gạo trắng như sữa, có mùi thơm nhẹ. Nếu nấu cơm sẽ dẻo, thơm ngon. Và rồi năm 2017, HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Bình được thành lập. HTX chỉ tập trung sản xuất lúa hữu cơ cho dòng lúa gạo cao cấp ST 25, sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh.

Hiện HTX quản lý 22 thành viên, canh tác 60 ha lúa hữu cơ, cung ứng ra thị trường khoảng 9.000 tấn lúa mỗi năm. Sản phẩm gạo sạch không đủ cung cấp cho khách hàng Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong vụ hè thu năm 2024, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều ruộng lúa xạ lan truyền thống dễ xảy ra dịch bệnh và đổ ngã. Tuy nhiên, những ruộng lúa của các thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Bình, huyện Tánh Linh vẫn phát triển tốt. Xạ thưa, cộng với canh tác theo phương pháp SRI ướt khô xen kẽ làm cho cây lúa nở bụi to, gốc lúa chắc khỏe, ít sâu bệnh, chống độ ngã. Ông Hứa Huỳnh - thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Bình, huyện Tánh Linh cho biết: Canh tác lúa theo phương pháp này, năng suất có giảm 30% so với canh tác truyền thống, song bù lại nông dân sản xuất an toàn, giá bán nhỉnh hơn vài ngàn đồng mỗi ký, lao có thị trường tiêu thụ tốt, lợi nhuận tăng cao.

Giờ đây, sản phẩm gạo của HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Bình đã nhanh chóng chinh phục phân khúc thị trường khó tính bằng chữ tín. Ở nhiều thời điểm trong năm, lúa gạo hữu cơ của HTX nguồn cung không đủ cầu bởi luôn đặt uy tín lên hàng đầu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tánh Linh có 15 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số 273 thành viên, tổng số vốn đăng ký là 12.296 triệu đồng. Doanh thu bình quân 500 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của mỗi thành viên từ 4 - 8 triệu đồng/tháng. Diện tích HTX sản xuất nông nghiệp được liên kết hàng năm khoảng 2.700 ha lúa, 45 ha đậu các loại và 10 ha rau. Nhìn chung, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Tánh Linh thời gian qua đã hướng trọng tâm vào phục vụ lợi ích của các thành viên bằng nhiều loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng hơn, nhờ đó đã giúp doanh thu của nhiều HTX ổn định hơn trước…

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, trong thời gian tới, để đạt mục tiêu sản xuất lúa, gạo theo hướng hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Tánh Linh đạt chuẩn nông thôn mới, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện nhà cần kiên trì, nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng thời quan tâm một số vấn đề sau đây:

   Một là, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục mở rộng diện tích lúa theo cánh đồng lớn gắn với đẩy mạnh cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị; mở rộng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch, gắn liền với nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” và sản phẩm OCOP.

   Hai là, thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; tăng cường hợp tác với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện mô hình “khảo nghiệm các giống lúa triển vọng”; tiếp tục hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông nhân rộng mô hình “thâm canh cây lúa theo phương pháp cải tiến SRI”.

   Ba là, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Tổ hợp tác; xây dựng mô hình Hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,...

   Bốn là, tranh thủ các nguồn lực để đầu tư hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng, nhất là kiên cố hóa các kênh tưới, kênh tiêu, đê bao nhằm đảm bảo sản xuất của nông dân và thích ứng với biến đổi khí hậu.

   Năm là, triển khai kịp thời, có hiệu quả kinh phí về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ; các dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngô Vân

Bình luận

Nổi bật

Đẩy mạnh tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê

Đẩy mạnh tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:05

(CL&CS) - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tái canh đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp. Chương trình này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cà phê và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:17

(CL&CS) - Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh, sử dụng các sản phẩm vô cơ và sản phẩm sinh học để tạo ra các mô hình canh tác lúa đảm bảo năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật tư đầu vào. Ở Tánh Linh (Bình Thuận) có nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:13

(CL&CS) - Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.