Thứ ba, 05/10/2021, 09:39 AM

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga tăng mạnh

(CL&CS) - Nga là thị trường đứng thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 1,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga tăng mạnh. Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga tăng mạnh. Ảnh minh họa

7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đạt trên 27 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu chỉ giảm nhẹ 9% trong tháng 4, các tháng còn lại đều tăng trưởng cao trong đó tháng 1,5 và 6 tăng trưởng 3 con số. Từ tháng 8 trở đi, do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga giảm. Nửa đầu tháng 9/2021, giảm 40% so với cùng kỳ. Tính lũy kế tới 15/9/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đạt 32,5 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm nay, Nga nhập khẩu tôm từ 25 nguồn cung. Trong đó Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 3 của Nga, sau Ấn Độ và Ecuador. Ngoài ra, một số nguồn cung tôm lớn khác cũng đang tập trung xuất khẩu tôm sang thị trường Nga như: Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Argentina, Thái Lan…

Nhập khẩu tôm của Nga tăng liên tục từ năm 2016 đến 2020, từ 214,7 triệu USD năm 2016 lên 320,7 triệu USD năm 2020. Trong 5 năm từ 2016-2020, Nga tăng nhập khẩu tôm từ các nguồn cung chính là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Argentina trong khi giảm dần nhập khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan.

Việt Nam có 2 nguồn cung đối thủ lớn trên thị trường Nga là Ấn Độ và Ecuador. Nhập khẩu tôm của Nga từ 2 nguồn cung này tăng liên tục từ 2016 đến nay. Thị phần của Ấn Độ tăng từ 19% năm 2016 lên 25% năm 2020, thị phần của Ecuador tăng từ 10% năm 2016 lên 23% năm 2020. Trong khi thị phần của Việt Nam tăng từ 11% năm 2016 lên 12% năm 2020. Argentina cung cấp tôm cho Nga ít hơn Việt Nam tuy nhiên thị phần cũng tăng mạnh từ 3% năm 2016 lên 12% năm 2020.

Theo ITC, nhập khẩu tôm của Nga 7 tháng đầu năm nay đạt trên 276 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ. Trong đó, Ecuador chiếm thị phần 25% thị phần, Ấn Độ là 18%, Việt Nam đứng thứ 3 với 10% thị phần. Nhập khẩu tôm của Nga từ 3 nguồn cung này đều tăng trưởng dương, nhập khẩu từ Ecuador và Ấn Độ tăng lần lượt 42% và 88% trong khi nhập khẩu từ Việt Nam tăng 106%. Trên thị trường Nga, tôm Ấn Độ và Ecuador có giá cạnh tranh hơn tôm từ Việt Nam.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.