Thứ năm, 29/09/2022, 17:35 PM

Xuất khẩu hải sản đạt 2,8 tỷ USD

(CL&CS) - Theo VASEP, tháng 8/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 405 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2021.

8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác đều tăng trừ xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm

8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác đều tăng trừ xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Xuất khẩu hải sản trong tháng 8 năm nay ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 80% là do cùng thời điểm này năm ngoái, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải giảm công suất hoặc ngừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.

Xuất khẩu hải sản của Việt Nam bao gồm các nhóm sản phẩm: Cá biển khác, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam; cá ngừ (chiếm 26%); mực, bạch tuộc (17%); cua, ghẹ và giáp xác khác (5%); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (4%) và còn lại là nhuyễn thể khác.

8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác đều tăng trừ xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm. Xuất khẩu cá ngừ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 55% đạt 730 triệu USD.

Xuất khẩu cua ghẹ, giáp xác khác và mực, bạch tuộc tăng lần lượt 37% và 36%. Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 13%, xuất khẩu cá biển khác tăng 23%. Duy nhất xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm 20%, tuy nhiên sản phẩm này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Theo VASEP, xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác trong tháng 8 năm nay tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ, mực, bạch tuộc, cá biển tăng trưởng từ 43%-93%, duy nhất xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo VASEP, tình hình chiến sự Nga chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

KPI trong ngành dược: Từ đo lường đến bứt phá hiệu suất

KPI trong ngành dược: Từ đo lường đến bứt phá hiệu suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/06/2025, 09:25

(CL&CS) - Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là trong ngành dược phẩm với những quy định chặt chẽ và yêu cầu cao về chất lượng, việc đo lường, đánh giá hiệu suất là vô cùng quan trọng. Đây chính là lúc Chỉ số hiệu suất chính (KPI) phát huy vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp để tối ưu và tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các Nghị định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

Thủ tướng yêu cầu triển khai các Nghị định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu quả, không để ngắt quãng

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 08:54

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Triển khai mô hình EMS - vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững

Triển khai mô hình EMS - vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 15:15

(CL&CS) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu cấp bách, việc triển khai mô hình hệ thống quản lý môi trường (EMS) đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như các tổ chức công và tư.