Xuất khẩu cá tra sang EU tăng trở lại sau nhiều tháng “đóng băng”
(CL&CS) - Theo VASEP, cho đến nửa đầu tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sau nhiều tháng chững hoặc sụt giảm sâu.

VASEP cũng cho rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đang tăng trưởng tích cực trở lại, đó là hy vọng cho nhiều doanh nghiệp muốn quay trở lại thị trường này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Viêt Nam (VASEP), sau ít nhất 2 năm liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang EU giảm sút, số lượng doanh nghiệp Việt Nam rút khỏi thị trường này cũng gia tăng. Trước khi dịch Covid-19 đến tâm điểm Châu Âu thì xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hấp dẫn khi nhiều tháng liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu rơi xuống mức âm. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, có những hy vọng trở lại ở thị trường này.
Cho đến nửa đầu tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sau nhiều tháng chững hoặc sụt giảm sâu.
Cũng theo VASEP, hiện nay, Hà Lan, Bỉ, Đức và Tây Ban Nha là 4 thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất trong khối của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là thị trường lớn nhất chiếm 36,6% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Cách đây hơn 10 năm, EU là thị trường xuất khẩu cá tra truyền thống và lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi lên tới thời điểm “hoàng kim” vào những năm 2016-2018 thì xuất khẩu cá tra sang EU bắt đầu chững và giảm dần.
Sau khi ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều nhà nhập khẩu cho biết họ phải đối mặt với khó khăn về tài chính do nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại nhiều thị trường của khu vực chưa tăng, trong khi chi phí logistic, chi phí vận chuyển... tăng đáng kể.
“Nhiều khách hàng EU đã chủ động đề nghị được giảm mua, hủy hoặc hoãn các đơn hàng đã ký hoặc sắp sửa ký. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu theo phương thức FOB bị khó khăn do chi phí vận chuyển đường biển cao, giá bán cá tra ở EU vẫn ổn định, tuy nhiên nhiều nhà nhập khẩu dè dặt mua hàng”- VASEP chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, do khách hàng EU yêu cầu cao hơn nhưng giá mua lại không mấy hấp dẫn nên năm 2021, nhiều doanh nghiệp vốn xuất khẩu mạnh sang EU đã chuyển sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Mexico, Brazil, Ai Cập, Colombia, Thái Lan. Đó cũng là lý do khiến cho giá trị xuất khẩu cá tra sang EU giảm liên tiếp.
VASEP cũng cho rằng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đang tăng trưởng dương tích cực trở lại, đó là hy vọng cho nhiều doanh nghiệp muốn quay trở lại thị trường này. Cho dù, trong nhiều tháng qua, giá trị xuất khẩu cá tra sang nhiều nước Châu Âu bị giảm sút hoặc gián đoạn nhưng đây vẫn được coi là thị trường lớn và quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng 7 lần, đạt 800 tỷ đồng
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 14:03
(CL&CS) - Năm nay, CTCP Tập đoàn KIDO lên mục tiêu kế hoạch kinh doanh với 13.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 56,2% và 693,6% so với năm 2024.
Nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:41
Chiều 2/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 (Vesak 2025).
Doanh nghiệp áp dụng ISO 31000:2018: Con đường đi đến kinh doanh bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:13
(CL&CS)- Việc áp dụng ISO 31000:2018 là bước tiếp theo để tiếp tục khẳng định sự cam kết của công ty đối với nhân viên và khách hàng về quá trình không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.