Thứ hai, 28/06/2021, 08:53 AM

Xử phạt 4 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm số tiền 110 triệu đồng

(CL&CS) - Sau hơn một tháng kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã xử phạt 4 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm với tổng số tiền là 110 triệu đồng.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh có Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 17/4/2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh gồm 4 lực lượng: Quản lý Thị trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương và có sự tham gia của chính quyền địa phương.

Sau hơn một tháng tiến hành thanh, kiểm tra, Đoàn đã trực tiếp kiểm tra 21 doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử lý 4 cơ sở với số tiền xử phạt 110 triệu đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đối với 2 doanh nghiệp trong thời gian một tháng.

Bên cạnh đó, Đoàn cũng phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 7 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Nghệ An) kiểm tra và xử lý 2 vụ xăng E5 Ron 92 giả chất lượng tại địa bàn huyện Con Cuông. Trong đó có một vụ xử lý hành chính số tiền 23 triệu đồng, một vụ vi phạm đang chuyển hồ sơ cho Công an huyện Con Cuông điều tra.

Đoàn kiểm tra liên ngành cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ để kịp thời phát hiện, xử lý, kiên quyết đấu tranh với các đối tượng buôn lậu, pha trộn, kinh doanh xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

2940CFD5-F682-44A7-A175-38D9BB1E5B25

Trước đó, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long (trụ sở Hà Nội) vì để nhân viên tại Cửa hàng xăng dầu số 1 (TP.Buôn Ma Thuột) vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu với số tiền hơn 90 triệu đồng. Theo quyết định xử phạt, Cửa hàng xăng dầu số 1 Đắk Lắk (308 Nguyễn Tất Thành, TP.Buôn Ma Thuột) thuộc Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long đã có hai hành vi vi phạm trong việc kinh doanh xăng dầu tại Đắk Lắk.

Cụ thể, Cửa hàng kinh doanh xăng dầu số 1 Đắk Lắk sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo Nghị định 99 ngày 26/8/2020 của Chính phủ. Hành vi vi phạm này bị xử phạt số tiền 10 triệu đồng.

Ngoài ra, cửa hàng đã thực hiện hành vi tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định 99. Hành vi vi phạm này bị xử phạt số tiền 60 triệu đồng.

Quyết định xử phạt hành chính cũng buộc Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm với số tiền hơn 20 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền mà Công ty Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long phải nộp phạt là hơn 90 triệu đồng.

Liên quan tới hoạt động quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu, theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL), theo quy định pháp luật, xăng dầu sản xuất, pha chế trước khi đưa vào lưu thông phải được chứng nhận, công bố phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xăng dầu nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước thông quan. Xăng dầu nhập khẩu chính ngạch, xăng dầu sản xuất, pha chế (được đăng ký cơ sở pha chế theo quy định của pháp luật) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng.

Từ năm 2017 đến nay, Tổng cục TCĐLCL (Cục QLCL, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định) thực hiện kiểm tra về xăng dầu nhập khẩu mỗi năm hàng ngàn lô xăng dầu nhập khẩu, tổng khối lượng trên chục tỷ lít xăng dầu phù hợp QCVN được nhập khẩu đưa vào lưu thông.

Hằng năm qua kiểm tra trên thị trường các cơ quan kiểm tra, thanh tra của Ngành KH&CN từ Trung ương đến địa phương đã phát hiện các trường hợp vi phạm chất lương xăng dầu không phù hợp QCVN, tạm dừng lưu thông, xử lý vi phạm hành chính theo quy định với hàng chục ngàn lít xăng dầu, phạt tiền thu nộp ngân sách hàng tỷ đồng. Thời gian gần đây, qua kiểm tra, kiểm soát lực lượng chức năng phát hiện một số cơ sở thuộc đường dây nhập lậu, sản xuất, pha chế trái phép xăng dầu, sự việc đã và đang được xử lý theo quy định.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng là do xăng dầu nhập lậu hoặc do các cơ sở kinh doanh trái phép gian lận pha thêm dung môi, hóa chất vào xăng dầu. Do đó, để đảm bảo chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả của các Bộ, Ngành, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chính quyền địa phương...

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan đơn vị theo chức năng nhiệm vụ tăng cường công tác khảo sát về chất lượng xăng dầu và tiến hành kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm về chất lượng xăng dầu; Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các VBQPPL liên quan quản lý đo lường chất lượng xăng dầu (Hiện đang sửa đổi bổ sung Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về TCĐLCL, sửa đổi bổ sung QCVN về xăng dầu,…).

Bộ Công thương siết chặt quản lý đối với dung môi, hoá chất trong nhập khẩu, lưu thông và sử dụng để tránh việc gian lận sử dụng dung môi pha chế xăng dầu trái phép.

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và chính quyền các địa phương tổ chức tốt công tác phòng chống buôn lậu, đặc biệt là xăng dầu; chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu về nguồn gốc hàng hóa, hóa đơn chứng từ, hợp đồng mua bán nhằm phát hiện kịp thời các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhập lậu, xăng dầu giả… Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí cho hoạt động khảo sát, kiểm tra chất lượng hàng hóa nói chung và chất lượng xăng dầu nói riêng.

Theo VietQ

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.