Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đề xuất ban hành Chỉ thị và thiết lập Quỹ hỗ trợ phát triển

(CL&CS) - Khẳng định văn hóa là "chìa khóa" giúp DN vượt qua đại dịch, tại Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hoá với DN” năm 2021 vừa diễn ra hôm 5/12, các ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam trên cả nước, đồng thời cho phép thiết lâp Quỹ hỗ trợ phát triển Văn hóa DN Việt nam …

Văn hóa giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Tại Diễn đàn, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chia sẻ, trong 2 năm COVID-19 vừa qua, văn hoá DN đã giúp Tập đoàn vượt qua khó khăn. Lãnh đạo Petrovietnam cho biết, chính sự  quan tâm, chia sẻ với người lao động đã giúp DN đứng vững,  hoạt động ổn dịnh, hiệu quả. PetroVietnam với những giá trị cốt lõi được xây dựng trong nhiều năm qua: khát vọng, tiên phong, bản lĩnh và nghĩa tình đã luôn có đủ sức mạnh để vượt qua mọi gian khó, không chỉ trong đại dịch.

VHDN (2)

Không chỉ DN lớn như Petrovietnam, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều DN ở TP. Hồ Chí Minh đã phải cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên khiến nhiều người nghỉ việc. Sự quan tâm, đồng hành với người lao động được ví như "vaccine văn hoá DN" tạo ra kháng thể cho DN vượt qua đại dịch.

Theo bà Trần Trâm Anh, Tổng giám đốc vùng Công ty TNHH Coast Phong Phú, văn hóa giống như vaccine đi vào DN và cần phải đủ liều, đúng thời điểm. Đó là nghệ thuật của DN phải phù hợp và đối với Coast Phong Phú, đó là con người.

“Phong Phú đã xem con người như là “trái tim” DN vì nếu trái tim khỏe, nếu như năng lực con người tốt thì DN sẽ tồn tại và phát triển tốt. Thành công của DN chính là phải tạo kháng thể tốt và để làm được điều này DN phải bắt mạch “trái tim” để có thể duy trì sức khỏe của DN…” Bà Trâm Anh chia sẻ.

Cũng theo bà Trâm Anh, đối với Coast Phong Phú, lúc đầu, DN quan trọng nhất là sức khỏẻ của công nhân. Tới thời điểm phong tỏa, người lao động không biết thu nhập ra sao, DN lúc đó phải thông tin đến công nhân về tình hình DN và đảm bảo cuộc sống cho họ. Đến khi tình hình dịch ổn định, sản xuất kinh doanh dần khôi phục thì lúc đó DN cũng thông tin cho công nhân, đồng thời thúc đẩy họ tích cực làm việc để đảm bảo tương lai của chính họ và của chính DN.

Ông Lê Trí Thông - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) khẳng định: "Vaccine văn hoá DN" xuất phát từ chính nội lực của DN. Theo ông Thông, mỗi DN đang phát triển một văn hoá riêng. Vì thế, các DN cần có sự kết nối để phát triển bền vững.

“Chân ga”, “chân phanh”…

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trí kiêm Tổng giấm đốc Công ty CP Kết nối Nhân tài (Talentnet), bà Tiêu Yến Trinh, có nhiều điểm chung từ các DN đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam; trong đó không thể bỏ qua những yếu tố như: chiến lược rõ ràng; bản sắc riêng; đặt vai trò người lao động làm trung tâm; đóng góp cho Chính phủ và người dân trong chống dịch COVID-19; hướng về sự phát triển bền vững…

“Các giá trị văn hóa tích cực chính là nguồn lực mềm để DN chiến thắng trên thị trường, tạo sức bật vượt qua khủng hoảng”, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh;

Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam, bà  Hà Thị Thu Thanh đưa ra cách hiểu về 5T trong DN. Đó là người đứng đầu DN không chỉ lãnh đạo bằng khối óc mà cần bằng cả trái tim. “Chúng tôi có vaccine 5T: “Thân” – khi dịch bệnh 100% nhân viên làm tại nhà, “Tâm” - được bình an, “Trí” - được phát triển, “Tiền” - có đầy đủ và “Trái tim” - lãnh đạo kiên tâm phải quan tâm tối đa người lao động ở mức có thể…”- Bà Thanh giải thích.

Nhìn nhận văn hóa DN với vai trò như “chân ga” và “chân phanh” trong sự phát triển của DN, ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) phân tích, với vai trò là “chân ga”, văn hóa giúp DN có lực để vượt đèo cao; ngược lại, với vai trò là nội lực, chiều sâu, văn hóa là “chân phanh” giúp DN vượt qua thách thức, thậm chí không bị rơi xuống vực sâu.

“Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam có khát vọng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Văn hóa Việt Nam, trong đó có Văn hóa DN cần có sự phát triển tương xứng…”- Chuyên gia này lưu ý.

“Bà đỡ” cần làm gì?

Tại diễn đàn, một câu hỏi được dặt ra là:  “Nhà nước cần làm gì với vai trò “bà đỡ” của DN, giúp văn hóa DN góp phần vào văn hóa nói chung, trở thành “hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội”?.

Đây cũng là dịp để cộng đồng DN đề xuất kiến nghị về cơ chế, chính sách (từ góc độ Văn hóa kinh doanh, Văn hóa DN) tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh phải sống chung với Covid-19.

Thảo luận tại Diễn đàn, các nhà khoa học, các chuyên gia, các DN, các đại biểu đã khẳng định sự cần thiết phải nâng tầm văn hóa kinh doanh Việt Nam để hôi nhập kinh tế quốc tế, để phát triển bền vững.

Với mong muốn được làm cầu nối mang tiếng nói, nguyện vọng, của cộng đồng DN đến với Đảng và Nhà nước, thiết thực triển khai các Chương trình, Nghị quyết về văn hóa của Đảng và Chính phủ, để văn hoá DN trở thành Hệ điều tiết sự phát triển của kinh tế như tinh thần củ Hội nghị văn hoá toàn quốc  ngày 24/11 vừa qua, Diễn đàn đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành hành chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam  trên cả nước.. Đồng thời ho phép thiết lâp Quỹ hỗ trợ phát triển Văn hóa DN Việt nam .

Các ý kiến cũng kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt liệt việc xây dựng và thực thi văn hoá công chức, trong đó lấy người dân, DN làm trung tâm, phụng sự  Đất nước là trên hết. Văn hoá công chức chính là văn hoá của Bộ máy Nhà nước.

Đối với các DN được công nhận đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam, có chủ trương, chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên.

Các ý kiến cũng đề nghị các Bộ, Ngành, theo lĩnh vực quản lý nhà nước, căn cứ vào pháp luật và thẩm quyền, có các cơ chế quan tâm đến các DN đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.

Đồng thời quy định đạt chuẩn văn hóa kinh doanh là một tiêu chí để các DN được bình xét/bình chọn các danh hiệu quốc gia khác có liên quan....

Phát triển văn hóa DN là yêu cầu cơ bản, cấp thiết để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa là một mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời. Để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, chúng ta rất cần có một cộng đồng DN lớn mạnh, năng động, đoàn kết, hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi các DN phát triển hài hòa dựa trên các trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trong đó văn hóa chính là yếu tố cốt lõi, là nền tảng dẫn dắt và điều chỉnh các trụ cột khác.

Bộ trưởng cũng cho biết, nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 10/11 hàng năm là Ngày Văn hóa doanh nhân Việt Nam. Tại lễ công bố và phát động Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa DN Việt Nam,” Thủ tướng đã nhấn mạnh xây dựng văn hóa DN chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc văn hóa Việt Nam trên sân chơi của nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, đây là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ kiến tạo, cộng đồng DN Việt Nam, đó phải là một phần không thể tách rời trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp, đồng thời xây dựng phát triển nền tảng văn hóa DN Việt Nam gắn với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, coi phát triển văn hóa DN là yêu cầu cơ bản, cấp thiết để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN…

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.