Thứ năm, 25/04/2024, 14:38 PM

Xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống báo cháy trong nhà

(CL&CS) - Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà phát hiện sớm cháy nổ bảo đảm an toàn cho người dân.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong tháng 3 năm 2024, toàn quốc xảy ra 352 vụ cháy, làm chết 07 người, làm bị thương 5 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 24,19 tỷ đồng và 195 ha rừng; 2 vụ nổ, làm 01 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền 200 triệu đồng.

1

Hệ thống báo cháy trong nhà. Ảnh minh họa

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã xuất 1.232 lượt phương tiện và 6.839 lượt cán bộ chiến sỹ (CBCS) tổ chức chữa cháy 254/354 vụ cháy, nổ.

Hướng dẫn thoát nạn cho hàng trăm người bị mắc kẹt ra nơi an toàn, trực tiếp cứu được 27 người trong các vụ cháy, tổ chức di chuyển tài sản và cứu được tài sản trị hơn 29 tỷ đồng trong các vụ cháy.

Thực tế, những vụ cháy gây thiệt hại lớn thường xảy ra vào ban đêm khi chủ nhà đang ngủ, khi phát hiện ra sự cố đám cháy đã lan rộng khó kiểm soát. Do đó, hệ thống báo cháy trong nhà là rất quan trọng để phát hiện sớm, dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng, hạn chế thiệt hại về người và của.

Từ thực trạng trên, Bộ Công an đã đề nghị Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy.

Theo đó, tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt. Trong đó, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Hệ thống báo cháy cũng phải đáp ứng những yêu cầu như phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra; Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp; Có khả năng chống nhiễu tốt; Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống; Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ; Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

Bên cạnh đó, hệ thống báo cháy phải bảo đảm độ tin cậy và thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót. Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

Dự thảo cũng quy định rất cụ thể về các bộ phận báo cháy cơ bản bao gồm: Đầu báo cháy; Trung tâm báo cháy (Thiết bị kiểm soát và chỉ thị); Thiết bị phát tín hiệu báo cháy; Hộp nút ấn báo động cháy bằng tay; Thiết bị truyền tín hiệu báo cháy; Trạm tiếp nhận tín hiệu báo cháy,...

Trong đó lưu ý, trung tâm báo cháy phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.

Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy. Các đầu báo cháy tự động phải bảo đảm phát hiện cháy theo chức năng và các đặc tính kỹ thuật.

Nút ấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy, dễ thao tác. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 45 m và khoảng cách từ nút ấn báo cháy đến lối ra của mọi gian phòng không quá 30 m.

Trong trường hợp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữa các nút ấn báo cháy là 150 m và phải có ký hiệu, chỉ thị vị trí rõ ràng. Nút ấn báo cháy lắp ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường. Nơi lắp đặt các nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục vào ban đêm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy là một bước quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đây là nền tảng cần thiết để bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ cháy nổ và giảm thiểu thiệt hại về người và của cải.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống báo cháy trong nhà

Xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống báo cháy trong nhà

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 14:38

(CL&CS) - Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà phát hiện sớm cháy nổ bảo đảm an toàn cho người dân.

Yêu cầu kỹ thuật của đường tinh luyện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023

Yêu cầu kỹ thuật của đường tinh luyện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 thì đường tinh luyện làm thực phẩm phải đáp ứng được các quy định hiện hành về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy – Phần 5: Xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.