Xây dựng Hệ thống Quản lý an toàn giao thông đường bộ theo TCVN ISO 39001:2014 trong doanh nghiệp vận tải

(CL&CS) - An toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) là một vấn đề toàn cầu, không của riêng một quốc gia nào. Thế giới bao năm qua đã phải chịu những rủi ro về an toàn giao thông, luôn tìm cách và đưa ra các giải pháp giảm thiểu và loại bỏ những rủi ro đó. Nhằm giúp các tổ chức/ doanh nghiệp giảm bớt và cuối cùng là loại bỏ rủi ro tử vong và thương tật nặng liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đã công bố ISO 39001:2012 Quản lý ATGTĐB - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Road traffic safety management systems - Requirements with guidance for use).

Tiêu chuẩn này đã được Việt Nam chấp nhận thảnh tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 39001:2014 (ISO 39001:2012). Thời gian qua, trên thế giới và cả ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải đã xây dựng Hệ thống quản lý ATGTĐB và áp dụng thành công. Trong mấy năm gần đây, trùng với thời gian có dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp vận tải đã được hỗ trợ xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý ATGTĐB.

Nhìn chung trình tự để xây dựng Hệ thống quản lý là tương tự khi triển khai xây dựng một hệ thống quản lý hoặc ở một doanh nghiệp bất kỳ. Thông thường, để triển khai xây dựng và áp dụng thành công, tổ chức cần có sự hỗ trợ của các tổ chức/chuyên gia tư vấn. Công việc thường bắt đầu từ việc đánh giá thực trạng, đào tạo nhận thức, đào tạo đánh giá nội bộ, xây dựng hệ thống văn bản quản lý, đến triển khai áp dụng, đánh giá nội bộ, đăng ký đánh giá chứng nhận hệ thống. Tuy nhiên, nội dung, khối lượng công việc cần thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực áp dụng, hiện trạng quản lý, trình độ nhân sự, loại hình doanh nghiêp, đối tượng phục vụ (hành khách, hàng hóa), phương thức phục vụ, loại hàng hóa vận chuyển, ...và nhiều yếu tố khác nữa. Hệ thống văn bản, tài liệu, quy trình của hệ thống vì vậy cũng khác nhau. Và hệ thống văn bản, tài liệu, quy trình xây dựng xong phải được đưa vào áp dụng nghiêm túc tại các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp và cần được xem xét, cập nhật. Ví dụ khi bối cảnh xuất hiện có nguy cơ gây rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như dịch bệnh Covid-19 chẳng hạn hoặc khi có quy định mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

4

Nhận diện được bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ATGTĐB là yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 (ISO 39001:2012). Sau đây là một số ví dụ minh họa bối cảnh ATGTĐB khác nhau đối với một số loại hình tổ chức khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ATGTĐB có thể liên quan nhiều nhất.

Doanh nghiệp tắc xi nhỏ vận chuyển người và hàng hóa:

Hoạt động chính về vận chuyển người có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự an toàn của các nhân viên, khách hàng và những người sử dụng đường bộ khác. Các bên quan tâm mà Doanh nghiệp cần tư vấn bao gồm cả khách hàng (ví dụ liên quan đến việc sử dụng dây an toàn), với các lái xe (liên quan đến tốc độ) và với những ai có liên quan đến việc mua xe (liên quan đến việc chọn loại xe an toàn) hoặc việc bảo dưỡng (để đảm bảo tính an toàn được duy trì). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ATGTĐB đối với Doanh nghiệp tắc xi có thể bao gồm: Việc lái xe bị tổn thương (như mệt mỏi, uống rượu hay dùng ma túy), vận tốc lái, việc lái xe và hành khách sử dụng dây an toàn, việc lựa chọn và bảo quản xe, lập kế hoạch chuyến đi. Các công cụ để giám sát có thể liên quan trạng thái phù hợp của dây an toàn, giấy phép lái xe.

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa

Hoạt động của các loại xe vận chuyển thương mại trên hệ thống giao thông đường bộ toàn thế giới đã làm cho số vụ tử vong đường bộ tăng cao khó lường. Vì lý do đó, những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ phải có trách nhiệm ATGTĐB đối với các nhân viên của mình, với các bên thứ ba mà họ có mối quan hệ hợp đồng cũng như đối với cộng đồng rộng lớn mà trong đó họ tác nghiệp. Họ cũng phải có trách nhiệm đối với các khách hàng của mình để đảm bảo an toàn vận chuyển với hàng hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ATGTĐB sẽ bao gồm: Việc lựa chọn lái xe, cách quản lý và động viên để họ có kỹ năng và hành vi ứng xử thích hợp, cụ thể là đối với việc kiểm soát tốc độ và sự phù hợp của lái xe. Việc lựa chọn và sử dụng phương tiện phù hợp nhất với công việc, được thiết kế và trang bị nhằm làm giảm rủi ro tai nạn giao thông đường bộ, rủi ro gây tử vong hay thương tật nặng cho người ngồi trên xe và những người sử dụng đường bộ khác, được kiểm tra và bảo dưỡng thích hợp để đảm bảo an toàn cho đường xá. Cần quản lý thích hợp tải trọng để đảm bảo không bị quá tải và an toàn cho hàng hóa. Hoạch định hành trình an toàn nhằm đảm bảo các lộ trình, tốc độ và thời gian làm việc thích hợp nhất. Phải tính đến những người sử dụng đường bộ khác trong mạng lưới đường bộ và tình huống có sự cố giao thông, sự chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp.

Vận chuyển người và hàng hóa/ Một tổ chức bán hàng và maketing đa quốc gia:

Điều hành hoạt động tại các Doanh nghiệp vận tải là hoạt động có tính rủi ro cao nhất trong các Doanh nghiệp đa quốc gia trải dài theo các khu vực hoặc mang tính toàn cầu. Nhân viên bán hàng, dịch vụ và các lái xe khác có thể phải dùng từ 40 % đến 60 % thời gian của họ để thực hiện các hoạt động của Doanh nghiệp trên các phương tiện của chính công ty, phương tiện được thuê, mượn hoặc các loại phương tiện khác. Vì vậy, các Doanh nghiệp có bổn phận đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho các nhân viên và cộng đồng trong các khu vực mà họ hoạt động. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ATGTĐB sẽ bao gồm: Hiểu biết những rủi ro liên quan an toàn trong đội xe của họ, ví dụ rủi ro gây tử vong và bị thương, hình thức kiểm soát thích hợp cho phép các loại phương tiện hay lái xe được tham gia hay bị cấm tham gia mạng lưới đường bộ cụ thể; các chính sách liên quan đến kiểm soát tốc độ, uống rượu, sử dụng dây an toàn, mũ bảo hiểm, thể trạng sức khỏe và sự sao nhãng của lái xe, việc lựa chọn, bảo quản xe; lập kế hoạch chuyến đi; việc quản lý ATGTĐB đối với các nhà thầu phụ, các nhà phân phối cũng như hợp tác mang tính trách nhiệm xã hội thông qua việc tham gia ủng hộ và hỗ trợ ATGTĐB của các tổ chức tự lập về an toàn đường bộ cộng đồng.

Hiệu quả mang lại do áp dụng Hệ thống quản lý ATGTĐB phụ thuộc vào chất lượng xây dựng và kỷ cương thực hiện của những người liên quan. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy những kết quả, hiệu quả có thể nhận được sau đây.

Nhận thức, kỷ cương, kỹ năng thực hiện các giải pháp về ATGTĐB của cán bộ, nhân viên Doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt, trong đó có đội ngũ lái xe, những người ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn. Số tai nạn, đặc biệt số các tai nạn dẫn đến tử vong hay thương tật nặng, số các vụ vi phạm hành chính về ATGTĐB giảm đáng kể. Hiệu quả kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tăng đáng kể. Việc không để xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong hay thương tật nặng và việc giảm các vụ vi phạm hành chính giúp Doanh nghiệp không phải chi những khoản kinh phí trong xử phạt, đền bù thiệt hại về người và phương tiện, đào tạo lại nhân sự, cũng như cho sửa chữa hoặc mua sắm phương tiện thay thế… Việc thực hiện nghiêm túc Quy trình Duy tu và bảo dưỡng phương tiện giúp nâng cao tính an toàn, song cũng đồng thời nâng cao chất lượng và tuổi thọ phương tiện vận tải góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp. Việc hạn chế tối đa hoặc không để xảy ra tai nạn không chỉ làm giảm/tránh được gián đoạn hoạt động của doanh nghiêp và của đối tác/ khách hàng, giảm/tránh được thiệt hại về người và của, mà còn đảm bảo nâng cao uy tín của Doanh nghiệp, từ đó có cơ hội thêm nhiều khách hàng hơn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Chỉ có nhận thức đúng và quyết tâm của lãnh đạo Doanh nghiệp và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên, các Doanh nghiệp  mới xây dựng và áp dụng thành công  Hệ thống quản lý ATGTĐB./.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

ThS. Vũ Hoàng Tuấn - ISOCERT

Bình luận

Nổi bật

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:59

(CL&CS) - Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, AGM 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Kou Kok Yiow thay thế ông Nguyễn Hồ Nam ở vị trí Chủ tịch HĐQT.

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.