VPBank lấy ý kiến cổ đông trả cổ tức và phát hành cổ phiếu

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ lấy ý kiến bằng văn bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ngày 12/7, VPBank thực hiện giao dịch không hưởng quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. (Ảnh: VPBank)

Ngày 12/7, VPBank thực hiện giao dịch không hưởng quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. (Ảnh: VPBank)

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của VPBank được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, VPBank cho biết lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong năm 2020 là 10.414 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển thì lợi nhuận còn lại là 8.852 tỷ đồng. Đại hội thông qua việc giữ lại khoản lợi nhuận còn lại để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Vừa qua, VPBank đã bán 49% vốn Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng cho đối tác đến từ Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với giá trị 1,4 tỷ USD. Thương vụ này giúp VPBank thu lãi ròng 26.500 tỷ đồng. 

VPBank chốt room ngoại 15%

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 đã thông qua kế hoạch giảm room ngoại từ 23% xuống 15%. Động thái này nhằm bán 15% cho đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Đến cuối quý 1/2021, vốn điều lệ của ngân hàng là 25.300 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 52.794 tỷ đồng. Tại phiên họp thường niên 2021, Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng chia sẻ, muốn nâng vốn điều lệ ngân hàng lên 75.000 tỷ đồng khi vốn chủ sở hữu sau khi bán 49% vốn tại FE Credit ước tính khoảng 90.000 tỷ đồng.

Nếu lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm hiện tại được chia hết cho cổ đông, vốn điều lệ của VPBank có thể cao nhất trong nhóm ngành ngân hàng.

Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% đạt 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 10,5% đạt 327.280 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 16,6% đạt 376.340 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 16.654 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2020.

Kết thúc quý 1/2021, VPBank lợi nhuận trước thuế 4.006 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Đến 31/3, tổng tài sản ở mức 436.241 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng giảm nhẹ xuống 232.426 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 3,5% lên 301.172 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 3,4% vào đầu năm lên gần 3,5% vào cuối quý 1/2021.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VPB của VPBank là một trong những cổ phiếu hot nhất trên sàn chứng khoán khi nhiều phiên giao dịch đạt giá trị 5.000 tỷ đồng/phiên. Bên cạnh đó, VPB cũng tăng rất mạnh 103,1% kể từ đầu năm.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.