VN-Index “bay” 74 điểm: Giảm sâu nhưng không sốc

(CL&CS) - Trong khi chứng khoán châu Á vẫn xanh rờn, VN-Index bất ngờ “rơi tự do” mất tới hơn 74 điểm, tương đương 6,25%.

Mở phiên đầu tuần, VN-Index giảm nhẹ. Đà giảm đó nằm trong dự báo của giới chuyên gia khi chỉ số chạm ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, tới thứ ba (19/1/2021), VN-Index ghi nhận phiên giao dịch “lịch sử” khi bất ngờ giảm rất sâu.

Đầu phiên, VN-Index chỉ giảm nhẹ, giảm khoảng 3 điểm. Sau đó, đà giảm được nới rộng hơn lên 8 điểm, 10 điểm rồi… 40 điểm. Sốc hơn cả là tới gần trưa, VN-Index bất ngờ “rơi tự do” giảm tới 74,71 điểm, tương đương 6,27% xuống 1.117,23 điểm. Đây là phiên đi lùi sâu nhất trong năm 2021 và có thể cả 2020.

VN-Index bất ngờ

VN-Index bất ngờ "rơi tự do" trong phiên 19/1 khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới choáng váng.

Đà giảm trải đều trên toàn thị trường. Từ penny tới blue-chips đồng loạt đi lùi. VN30-Index giảm 73,36 điểm, tương đương 6,25% xuống 1.099,98 điểm.

Thanh khoản ghi nhận mức cao kỷ lục. Trên toàn sàn TP.HCM có tới gần 830 triệu cổ phiếu, tương đương 16.160 tỷ đồng được giao dịch thành công. Riêng nhóm VN30, có 288 triệu cổ phiếu, tương đương 7.740 tỷ đồng được trao tay.

Có tới 14/30 blue-chips trong nhóm VN30 giảm sàn. Trong đó, đa số là cổ phiếu ngân hàng – những mã đã tăng quá mạnh trong thời gian vừa qua. BID giảm 3.400 đồng/CP xuống 45.250 đồng/CP. CTG giảm 2.700 đồng/CP xuống 35.900 đồng/CP. MBB giảm 1.800 đồng/CP xuống 24.400 đồng/CP. VPB giảm 2.550 đồng/CP xuống 33.900 đồng/CP,… Không có mã nào trong nhóm VN30 giữ được sắc xanh.

Toàn sàn TP.HCM, chỉ có 38 mã tăng giá, 13 mã đứng giá và 444 mã giảm giá. Trong 444 mã giảm giá, có tới 178 mã giảm sàn.

Trên sàn Hà Nội, đà giảm của các chỉ số chậm hơn nhưng mất mát vẫn là rất lớn. Tạm nghỉ phiên trưa, HNX-Index giảm 8,4 điểm, tương đương 3,65% xuống 222,1 điểm. HNX30-Index giảm 31,64 điểm xuống 346,32 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng đứng ở mức rất cao khi có tới 206 triệu cổ phiếu, tương đương 2.920 tỷ đồng được chuyển nhượng.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Dũng Khánh Giám đốc Tư vấn Đầu tư của CTCK Maybank Kim Eng khẳng định VN-Index giảm sâu nhưng “bình thường” vì đây là điều đã được dự báo từ lâu. Phiên hôm nay là phiên “F0 nếm mùi”.

Trong năm 2020, khi lãi suất huy động liên tục sụt giảm, tiền trở nên “rẻ” hơn nên nhà đầu tư cố gắng tìm kênh có khả năng sinh lời hơn. Chứng khoán là điểm đến lý tưởng. Vì vậy, trong năm 2020, thị trường chứng khoán chứng kiến lượng nhà đầu tư mới (F0) tăng đột biến.

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 12/2020, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt 63.629 tài khoản, cao nhất kể từ trước tới nay. Kết quả là số lượng tài khoản giao dịch lên gần 2,73 triệu tài khoản.

Nhà đầu tư F0 đã khiến VN-Index liên tục lập các đỉnh mới và thanh khoản tăng mạnh mẽ. Trước đây, mỗi phiên, thanh khoản chỉ đạt 3.000 tới 4.000 tỷ đồng thì hiện tại, con số này vọt lên khoảng 12.000 tỷ đồng.

Trước đà tăng mạnh mẽ, các chuyên gia chứng khoán tin rằng VN-Index sẽ phải điều chỉnh. Và điều đó đã tới trong sáng 19/1. Nhưng câu hỏi đặt ra là sau phiên giảm sâu này, VN-Index… giảm luôn hay sẽ sớm phục hồi.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á vẫn xanh rờn. Thị trường chứng khoán Hong Kong dẫn đầu với đà tăng mạnh. Chỉ số HSI tăng 3,06 điểm, tương đương 883,40 điểm lên 29.746,17 điểm. Đứng sau là thị trường Hàn Quốc. Chỉ số KOSPI tăng 85,75 điểm, tương đương 2,8% lên 3.098,43 điểm.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.