Thứ tư, 07/07/2021, 08:43 AM

Vĩnh Phúc – thực tiễn tốt về “mục tiêu kép”

(CL&CS) - Kết thúc thành công cuộc tái đấu quyết liệt với làn sóng COVID-19 bùng lên trong những ngày tháng 5, đến nay đã một tháng Vĩnh Phúc không có ca nhiễm mới, không có doanh nghiệp nào đóng cửa, không có phân xưởng nào dừng sản xuất, đời sống đã trở lại bình thường.

Vĩnh Phúc bước vào trạng thái bình thường mới

 Theo thông tin từ Vĩnh Phúc, đến hôm nay tròn một tháng  ở Vĩnh Phúc không phát hiện thêm ca nhiễm COVID-19. Vĩnh Phúc đã bước vào trạng thái bình thường mới, người dân Vĩnh Phúc đã trở lại nhịp độ sinh hoạt thường ngày. Các hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì nhịp độ tốt.

 Vĩnh Phúc là một thực tiễn tốt về thực hiện mục tiêu kép.

Theo số liệu cập nhật từ Vĩnh Phúc, tỉnh đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2020.

Vĩnh Phúc đã 1 tháng không phát hiện ca nhiễm mới du khách yên tâm trở lại Tam Đảo du lịch - Ảnh Hiền Lương

Vĩnh Phúc đã 1 tháng không phát hiện ca nhiễm mới du khách yên tâm trở lại Tam Đảo du lịch - Ảnh Hiền Lương

Đây mức tăng trưởng cao nhất tỉnh trong 10 năm trở lại đây của Vĩnh Phúc, là mức tăng trưởng cao nhất vùng đồng bằng Sông Hồng. Với mức tăng trưởng này, Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong cả nước, sau Hòa Bình và Ninh Thuận.

   

Nói về kết quả này, trước hết phải nhắc lại những ngày tháng cam go Vĩnh Phúc đương đầu với làn sóng dịch COVID-19 những ngày đầu tháng 5, khi  làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bất ngờ ập tới Vĩnh Phúc và rất nhanh đã tạo ra các ổ dịch nguy hiểm ở quán Bar Sunny, ở Công ty Vinatop (gần khu công nghiệp- KCN), nhà hàng và xâm nhập vào 3 bệnh viện lớn.

Đây là lần thứ 2, COVID-19 ập tới Vĩnh Phúc. Năm 2020 Vĩnh Phúc đã từng đương đầu với COVID-19 trong năm 2020 và đã sớm khống chế dịch thành công.

Nhưng làn sóng dịch mới với chủng virus mới lây lan rất nhanh và diễn biến phức tạp. Chính trong cuộc chiến chống dịch thứ hai này, tư duy, tầm nhìn, hành động của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp đã có sự thay đổi quan trọng.

Ngay lập tức Vĩnh phúc kích hoạt với cơ chế “thời chiến”, áp dụng cơ chế “tình huống khẩn cấp”. Từ đó các quyết sách để làm sao đạt được mục tiêu kép với kết quả tốt nhất được đưa ra nhanh, đi vào thực tế và có hiệu quả rõ rệt.

Căng mình chống dịch COVID-19 quyết liệt nhưng Vĩnh Phúc xác định phải hạn chế tối đa tác động xấu tới sản xuất kinh doanh và không lơi là những việc cải cách, vẫn phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư và cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phải thực hiện các nhiệm vụ khác để ổn định xã hội.  

Hoạt động sản xuất tại Công ty Toyota trong trạng thái bình thường mới - Ảnh Hiền Lương

Hoạt động sản xuất tại Công ty Toyota trong trạng thái bình thường mới - Ảnh Hiền Lương

Vĩnh Phúc đã sớm khống chế được dịch bệnh, sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể nên đã tạo được niềm tin... 6 tháng có 620 doanh nghiệp mới được thành lập, có 219 doanh nghiệp ngừng hoạt động đã hoạt động quay trở lại, có 29 dự án FDI đầu tư mới và tăng vốn với số vốn 177,66 triệu USD vốn FDI (bằng 97,3% so cùng kỳ năm 2020 và đạt 44,4% kế hoạch). Và thu hút đươcn hơn 7.500 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước,  tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 136,5% kế hoạch năm 2021.

Kinh nghiệm chống dịch 4 tại chỗ

Chia sẻ về kết quả thực hiện mục tiêu kép, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Duy Thành cho biết: “Dù tỉnh thực hiện các điều kiện chống dịch khắc nghiệt nhưng đến nay Vĩnh Phúc không có doanh nghiệp nào đóng cửa, không có phân xưởng dừng sản xuất, không một lao động nào mất việc làm”.     

Từ một điểm nóng, một ổ dịch, nhưng Vĩnh Phúc đã chọn đúng phương án và thực hiện bài bản nên đã thoát được hiểm nguy, không bỏ mất cơ hội phát triển, dịch bệnh được kiểm soát tốt và đời sống kinh tế xã hội vẫn có được kết quả tốt.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc là cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân cùng chống dịch, chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân.

Xác định luôn đi trước một bước Vĩnh Phúc đã kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; (2) lực lượng tại chỗ; (3) phương tiện, vật tư tại chỗ; (4) hậu cần tại chỗ; đồng thời thực hiện đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế.

Để chủ động đi trước một bước, Tỉnh đã ây dựng kịch bản với các cấp độ dịch phương án đảm bảo an ninh lương thực trong các tình huống dịch bệnh... Các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh; đồng thời thần tốc triển khai sẵn sàng các điều kiện về nhân lực, vật lực đáp ứng công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ngay những ngày đầu chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra lời kêu gọi phòng, chống dịch COVID-19. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành trên 500 văn bản chỉ đạo như Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch, Kịch bản, Phương án, Hướng dẫn,...  HĐND tỉnh ra Nghị quyết về cơ chế đặc thù để đảm bảo nguồn lực sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, như chính sách hỗ trợ đặc thù trong phòng chống dịch, chính sách hỗ trợ tiêm vắc xin phòng dịch, chính sách quy định mức giá tạm thời đối với dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 .

Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát.

Bước vào trạng thái bình thường mới

 Vĩnh Phúc tự tin bước vào trạng thái bình thường mới với tinh thần vừa tiếp tục kiên quyết phòng dịch, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và vừa triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Sản xuất kinh doanh dần phục hồi và có nhiều khởi sắc, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn giữ được ổn định và có sự tăng trưởng.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực đã phục hồi năng lực sản xuất nên có mức tăng cao như linh kiện điện tử, ô tô, xe máy... Sản xuất nông nghiệp cũng tiếp tục phát triển ổn định.

Nhưng không lơ là với dịch bệnh, không chủ quan với nền tảng đạt được trong khi dịch bệnh trong cả nước vẫn diễn biến phức tạp, Quyết tâm không để mất thành quả chống dịch và để chủ động cho những tháng ngày tới thực hiện mục tiêu kép Vĩnh Phúc đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế với giả định về diễn biến tình hình dịch bệnh để công tác điều hành được chủ động.

Kịch bản 1: Vĩnh Phúc kiểm soát tốt được dịch bệnh như hiện nay nhưng bệnh Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư và sản xuất tại tỉnh.  

Dịch Covid-19 được Việt Nam khống chế trong Quý III/2021

Tăng trưởng đạt khoảng 9,5-10%.        

Kịch bản 2: Vĩnh Phúc kiểm soát tốt được dịch bệnh như hiện nay nhưng tới quý IV mới khống chế được dịch bệnh trong cả nước, các cơ sở du lịch, lưu trú, khách sạn, nhà hàng, vận tải, dừng hoạt động, nhiều lao động trong các lĩnh vực này bị mất nguồn thu nhập, thương mại giảm sút, cầu dần suy giảm, sản xuất công nghiệp - xây dựng sẽ chững lại. Nhiều doanh nghiệp phải giảm công suất sản xuất. 

 Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7,0-7,5%.  

Kịch bản 3:  đây là kịch bản xấu, trưởng kinh tế chỉ khoảng 4- 5%, nếu trong tỉnh 300- 500 ca nhiễm ngoài cộng đồng.  

Chia sẻ định hướng điều hành trong ngày tháng tới, Chủ tịch Lê Duy Thành cho biết: “Quan điểm của tỉnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, thực hiện tốt các khâu đột phát thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội”.

Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Việt Khoa

Bình luận

Nổi bật

Sân bay có kiến trúc độc đáo gần sát biển Đông sắp khởi công dự án 1.500 tỷ

Sân bay có kiến trúc độc đáo gần sát biển Đông sắp khởi công dự án 1.500 tỷ

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:56

Dự án nghìn tỷ được thực hiện tại sân bay này hướng đến mục tiêu nâng công suất khai thác của sân bay lên 3 triệu khách/năm.

Số tiền 1,8 tỷ USD vừa được ‘rót’ vào sân bay lớn nhất Việt Nam từ đâu mà ra?

Số tiền 1,8 tỷ USD vừa được ‘rót’ vào sân bay lớn nhất Việt Nam từ đâu mà ra?

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:49

Dự kiến sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ hoạt động vào năm 2026, với công suất 100 triệu khách/năm.

28 nội dung và vướng mắc trong quản lý đất đai đang được xử lý

28 nội dung và vướng mắc trong quản lý đất đai đang được xử lý

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 20:49

Trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, có 28 nội dung hiện đang trong quá trình được xử lý.