VietinBank dự kiến phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức

(CL&CS)- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) trình cổ đông phương án phát hành hơn 1,07 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức bằng cách tăng vốn điều lệ lên gần 47.954 tỷ đồng.

HĐQT VietinBank vừa phê duyệt tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với Phương án tăng Vốn Điều lệ, trình cổ đông phương án phát hành hơn 1,07 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 47.954 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ của năm 2017 - 2018; lợi nhuận sau thuế còn lại, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền năm 2019. Việc lấy ý kiến cổ đông sẽ kéo dài đến ngày 23/11.

Số vốn tăng thêm sẽ được dùng toàn bộ để phục vụ kinh doanh, dự kiện vào một số lĩnh vực như đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ; mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư; mở rộng mạng lưới hoạt động.

gio-lam-viec-cua-ngan-hang-vietinbank-1

VietinBank trình cổ đông phương án phát hành hơn 1,07 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức.

VietinBank cho biết, hiện tại tỷ lệ CAR của Ngân hàng vẫn đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, vốn điều lệ của VietinBank không được bổ sung thêm. Với năng lực vốn có giới hạn, VietinBank đang đứng trước thách thức rất lớn để đáp ứng yêu cầu tỷ lệ CAR tối thiểu theo chuẩn mực Basel II quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 mà VietinBank công bố mới đây, trong quý 3/2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 7% so với cùng kỳ xuống mức 2.904 tỷ đồng, chủ yếu do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí dự phòng trong quý 3 tăng tới 38,7% lên 4.858 tỷ đồng, chiếm tới 62,6% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này.

Trong quý 3/2020, tổng thu nhập hoạt động của VietinBank tăng 11% đạt 11.510 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, không tăng mà chỉ tương đương với mức cùng kỳ với 3.749 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 32.170 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 3,2% lên 25.294 tỷ đồng, do tín dụng tăng chậm đồng thời ngân hàng thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cuối quý 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 1,7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng của VietinBank tăng 2,4%, đạt 958.011 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 5,2% đạt 939.175 tỷ đồng.

Mới đây, VietinBank cho biết, ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu, tăng cường trích dự phòng cho trái phiếu đặc biệt, tháng 10/2020, VietinBank đã chủ động tất toán được toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC trong chưa đầy 2 năm thay vì 5 năm theo kế hoạch.

Thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được NHNN phê duyệt, tháng 12/2018, VietinBank đã bán 13.427 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, thời hạn trái phiếu 05 năm (từ tháng 12/2018 - tháng 12/2023).

Sau khi bán nợ cho VAMC, VietinBank đã tích cực áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ, đồng thời tăng cường trích dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC để có thể tất toán trái phiếu đặc biệt trong thời gian sớm nhất.

Đại diện của VietinBank cho biết: Đến hết tháng 10/2020, VietinBank đã chủ động tất toán được toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC và không còn dư trái phiếu đặc biệt tại VAMC.

Sau khi tất toán trái phiếu đặc biệt VAMC, VietinBank đã xây dựng các phương án xử lý, sẽ tiếp tục áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ để thu hồi trong thời gian sớm nhất.

Việc tất toán toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC trước hạn có ý nghĩa rất quan trọng với VietinBank trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong năm cuối thực hiện Phương án cơ cấu lại VietinBank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.