Việt Nam, Lào nhất trí thúc đẩy triển khai sớm các dự án kết nối giao thông chiến lược
(CL&CS) - Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, mang theo tình cảm đồng chí, anh em thắm thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào; nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng sau khi hai bên tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bầu ra Ban lãnh đạo mới của mỗi nước, khẳng định quyết tâm chung không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Lào anh em đạt được trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước sau 35 năm đổi mới; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào do Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith đứng đầu, Lào sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc gia 5 năm lần thứ IX giai đoạn 2021-2025, không ngừng nâng cao vị thế và vai trò trên trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng trở lại thăm Việt Nam trên cương vị mới, chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu Lào sự đón tiếp nồng ấm, trọng thị và chu đáo. Đồng chí Thongloun Sisoulith chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện nhân dân Việt Nam anh em đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế trong những năm qua, đặc biệt là sự ổn định vững chắc về chính trị, tăng trưởng nhanh và bền vững về kinh tế, vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao; bày tỏ tin tưởng dưới sự điều hành hiệu quả của Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thắng lợi hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Ðại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.
Hai đồng chí lãnh đạo trao đổi tình hình và đánh giá cao các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 tại mỗi nước thời gian qua. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao nỗ lực và kết quả Việt Nam đạt được trong việc thực hiện "mục tiêu kép", qua đó vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa nằm trong số ít quốc gia trên thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm qua. Đồng chí Thongloun Sisoulith một lần nữa bày tỏ cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ kịp thời và quý báu về cả vật chất và tinh thần Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Lào trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hiệu quả ứng phó với dịch COVID-19 của Lào, thể hiện qua số ca nhiễm mới ở mức thấp; bày tỏ cảm kích Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào mặc dù còn gặp nhiều khó khăn đã trao tặng 300.000 USD để hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch, thể hiện tình cảm đồng chí, anh em gắn bó và truyền thống tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt-Lào.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hữu nghị truyền thống Việt Nam-Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hai bên đã nỗ lực duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương ở các cấp; hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, kết nối giao thông, giáo dục đào tạo, hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển; kim ngạch thương mại hai chiều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 570,7 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2020; hiện Việt Nam có 208 dự án đầu tư tại Lào còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,16 tỷ USD.
Lãnh đạo hai nước nhất trí cao về phương hướng hợp tác trong thời gian tới trên các lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các thoả thuận cấp cao, kết quả các kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào cũng như các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; tiếp tục đẩy mạnh, hỗ trợ nhau phòng chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; phối hợp thúc đẩy, triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Về dự án Nhà Quốc hội mới của Lào, đồng chí Thongloun Sisoulith đánh giá cao ý nghĩa chính trị, chất lượng và thẩm mỹ của công trình, đề nghị hai bên phối hợp sớm tổ chức Lễ khai trương chính thức. Về Dự án hợp tác đầu tư phát triển bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Công ty cảng quốc tế Lào-Việt đạt tăng trưởng tốt, đã đưa tuyến vận tải container đầu tiên vào hoạt động hồi tháng 4 năm nay. Hai bên nhất trí phối hợp tìm nguồn vốn đầu tư và thúc đẩy sớm triển khai các dự án kết nối giao thông chiến lược, trong đó có đường cao tốc Hà Nội-Vientiane và đường sắt Vientiane-Vũng Áng; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối hạ tầng giao thông giữa Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy gắn kết kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ba nền kinh tế.
Hai lãnh đạo nhất trí sớm triển khai xây dựng Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam tại thủ đô Vientiane, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào trong năm 2022, góp phần giúp các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu biết sâu sắc hơn nữa về truyền thống hữu nghị, gắn bó và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cũng dành thời gian trao đổi về hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, nhất là ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng; chia sẻ đánh giá về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong đó có vấn đề Biển Đông, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
Theo Chinhphu.vn
- ▪Triển khai xây dựng Đề án “Đô thị hóa, phát triển đô thị' và phát triển kinh tế đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Bộ Chính trị
- ▪Đẩy nhanh chiến lược vaccine phòng COVID-19, coi trọng đảm bảo kinh tế vĩ mô
- ▪Phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô
- ▪Ban Kinh tế Trung ương có thêm Phó trưởng trưởng ban mới
Bình luận
Nổi bật
Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27
Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36
(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.
Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35
(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.