Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 10/06/2021, 22:32 PM

Phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô

(CL&CS)- Sáng nay (10/6) tại Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực trạng và giải pháp"

Tham dự buổi tọa đàm có đại biểu Trung ương, Thành phố Hà Nội, các tổ chức quốc tế, chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, hiệp hội Thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống...

Phát biểu đề dẫn tại toạ đàm, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Bùi Huyền Mai cho biết, buổi toạ đàm là một trong những hoạt động thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII vào đời sống xã hội. Từ đó, Hà Nội tiếp tục xác định và khẳng định tiềm năng, lợi thế trong việc phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa, thúc đẩy phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, khơi dậy ý chí và khát vọng đổi mới sáng tạo, đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.

Những vấn đề nổi bật được các đại biểu tham dự trao đổi: Nhận diện tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Đánh giá nguồn lực kinh tế các ngành công nghiệp văn hóa, có thể đóng góp vào tăng trưởng GRDP của Thủ đô. Vấn đề thứ hai là những lĩnh vực mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia lĩnh vực công nghiệp văn hóa quan tâm, thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển hiện nay. Vấn đề thứ ba là những sáng kiến tham vấn, gợi mở, đề xuất với thành phố các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Vấn đề cuối cùng là sự vào cuộc, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân trong quá trình thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết.Theo các đại biểu, văn hóa cần được quảng bá, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao nhận thức, "định vị" rõ hơn vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển chung của Thủ đô. Hà Nội cần phát huy giá trị hữu hình và giá trị vô hình, điều này cần được cụ thể hóa bằng những hoạt động, sự kiện để người dân và du khách có những trải nghiệm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như: Du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, truyền hình phát thanh, thời trang, điện ảnh, thiết kế, quảng cáo, các trò chơi giải trí...

z2543914560886_3febb17e1868d10695d8e1744fd4a35b

Để phát triển công nghiệp hóa một cách hiệu quả, thành phố nên tận dụng được nguồn lực xã hội hóa, đồng thời tạo nên sự cạnh tranh giữa các đơn vị nghệ thuật nhà nước và tư nhân; cần có những chính sách khuyến khích sự tham gia thật sự bình đẳng của mọi thành phần xã hội; định hướng, xây dựng, ươm mầm khán giả tương lai thay vì chạy theo thị hiếu...

Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp văn hóa phải đi đôi với phát triển thị trường văn hóa. Hà Nội còn thiếu những nhà sản xuất điện ảnh chuyên nghiệp. Để khắc phục điều này, thành phố nên gắn phát triển điện ảnh với phát triển kinh tế của Thủ đô, từ đó xây dựng chính sách gắn với phát triển điện ảnh nhằm tăng thị phần của thị trường phim nội.Để có thể thực hiện tốt việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Văn Phong cho rằng, thành phố sẽ chú trọng vào một số phần việc như: Tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các quy hoạch văn hóa (nhà hát, quảng trường, bảo tàng...); hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp; tạo ra một hệ sinh thái văn hóa sáng tạo bao gồm thị trường văn hóa, đưa vào hệ thống giáo dục để đào tạo một thế hệ công chúng biết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống và biết hưởng thụ văn hóa hiện đại thế giới; quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực...

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 09:45

Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu êm đềm tạo nên khung cảnh bình yên.