Việt Nam hiện có bao nhiêu hãng hàng không và sân bay?
(CL&CS) - Ngoài các hãng hàng không quen thuộc như Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Vietjet Air,... hiện nay Việt Nam còn có các hãng nào khác nữa?
Theo thống kê từ Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, hiện Việt Nam có tổng cộng 9 hãng hàng không gồm trong nước và quốc tế sau:
Vietnam Airlines
Thành lập vào năm 1956 và cất chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1956, Vietnam Airlines (VNA) không còn là cái tên xa lạ khi nhắc đến ngành hàng không. Hiện nay, thương hiệu này đã có đường bay tại 49 sân bay trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ liên doanh với 23 hãng hàng không, Vietnam Airlines đã có mạng lưới đường bay phủ sóng khắp Châu Á, Âu, Phi và cả Bắc Mỹ.
Pacific Airlines
Pacific Airlines được thành lập năm 1995 và là đơn vị thành viên của VNA, sau đó được đổi tên thành Jetstar Pacific, cuối cùng là quay trở về với tên Pacific Airlines. Đây là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, khai thác dòng máy bay chính là Airbus - A320 với 168 hạng ghế phổ thông trải dài 23 tỉnh và thành phố tại Việt Nam và nước ngoài.
Vasco
Thành lập năm 1987, Vasco là đơn vị trực thuộc VNA. Năm 2006, Vasco trở thành hãng hàng không độc lập, tuy nhiên VNA vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần. Các chặng bay hầu hết của Vasco là đến các địa phương, các trung tâm du lịch.
Vietjet Air
Được thành lập vào tháng 11/2007, đây là hãng bay tư nhân thứ 4 tại Việt Nam và chuyến bay đầu tiên cất cánh vào cuối năm 2009, trải đều các điểm đến trong nước và quốc tế. Đây cũng là hãng bay có lượng khách trong nước và nước ngoài khá lớn và cũng là hãng có tình trạng delay các chuyến bay nhiều nhất.
Bamboo Airways
Bamboo Airways bắt đầu cất cánh từ năm 2020 và sự ra đời của hãng này được xem là không đúng lúc, khi vừa bắt đầu đã gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, Bamboo vẫn cho khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế, trong đó tập trung vào liên kết với các địa điểm du lịch thuộc hệ sinh thái của FLC.
Vietravel Airlines
Thành lập vào đầu năm 2020, đây là hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam. Vietravel hiện chỉ mới được chấp thuận khai thác các chuyến bay trong nước, chủ yếu là các thành phố lớn và địa điểm du lịch nổi tiếng như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Huế, Đà Lạt.
Hải Âu Aviation
Được thành lập từ năm 2011, hãng hàng không này khai thác chủ yếu bằng những chiếc máy bay nhỏ, phục vụ bay ngắm cảnh hoặc bay các chặng ngắn. Đội bay của hãng này cũng bao gồm các thủy phi cơ.
Vietstar Airline
Thành lập từ năm 2010, Vietstar là hãng hàng không Việt Nam đầu tiên liên doanh giữa tư nhân và quân đội, được khai thác chủ yếu cho các yêu cầu quốc phòng. Vietstar chuyên phục vụ các khách hàng bao trọn gói bay nguyên chuyến với chi phí vảo khoảng 80 triệu - 200 triệu đồng/ giờ bay.
Vietnam Helicopters
Vietnam Helicopters trước đây là Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, được thành lập năm 1998. Đến năm 2010, đổi tên mới: Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Vietnam Helicopters). Đây là hãng hàng không trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được khai thác với mục đích tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tập huấn, huấn luyện trong quân sự... Đội bay của hãng hàng không này chủ yếu các chiếc trực thăng, ngoài hỗ trợ cho công tác quốc phòng, Vietnam Helicopters còn phục vụ du lịch - Dịch vụ (ngắm cảnh, quay phim chụp ảnh)
Ngoài các hãng bay nói trên thì tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay dân sự, trong đó có 10 sân bay quốc tế. Hầu hết các sân bay ở Việt Nam đều có hoạt động bay quân sự. Ngoài ra, còn có 18 sân bay quân sự.
Chi Lê
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.