Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 27/02/2024, 16:39 PM

Vị vua anh minh lỗi lạc nhưng thời trẻ từng ‘trốn’ xăm mình, xóa tục xăm của hoàng tộc, suýt bị phế truất vì... uống rượu ngủ quên

Trong thời phong kiến Việt Nam, đây là vị vua đầu tiên và duy nhất “cãi” lệnh Thái thượng hoàng không xăm mình theo tục của hoàng tộc.

Trần Anh Tông (1276-1320) tên húy là Trần Thuyên, là vị hoàng đế thứ tư của nhà Trần. Trần Anh Tông trị vì từ tháng 4 năm 1293 đến tháng 4 năm 1314, làm Thái thượng hoàng từ năm 1314 đến khi qua đời. Được đánh giá là một vị hoàng đế anh minh, chăm lo quốc sự, triều đại của vua Trần Anh Tông chứng kiến một giai đoạn phát triển hưng thịnh của Đại Việt sau 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Thời kỳ của ông và con ông đánh dấu sự hưng thịnh của vương triều nhà Trần, sử gọi là Anh Minh Thịnh Thế.

Trần Anh Tông tên húy là Trần Thuyên, là vị hoàng đế thứ tư của nhà Trần (Ảnh minh họa)

Trần Anh Tông tên húy là Trần Thuyên, là vị hoàng đế thứ tư của nhà Trần (Ảnh minh họa)

Dù là vị vua anh minh, được người đời quý trọng nhưng vua Trần Anh Tông cũng có những câu chuyện khiến hậu thể "dở khóc, dở cười".

Trong cuốn sách Đại Việt sử ký toàn thư, một lần vua Trần Anh Tông đến thăm Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông sau khi vua cha rời núi Yên Tử để đến cung Trùng Quang. Trong buổi gặp gỡ này, Thái Thượng hoàng yêu cầu vua Trần Nhân Tông xăm mình theo truyền thống của hoàng tộc. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nói: “Nhà ta vốn người vùng sông nước, đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ không quên gốc”.

Tuy nhiên, khi thợ xăm đã sẵn sàng tại cửa cung, vua Trần Anh Tông đã…trốn về cung khi Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông đang nói chuyện cùng các quan. Biết vua không muốn xăm, Thái Thượng hoàng sau đó đã giao nhiệm vụ này cho em trai của vua là Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn. Điều này cũng khiến lệ xăm mình trong hoàng tộc mất dần, tục nối ngôi xăm rồng ở đùi cũng không còn nữa.

Vua Trần Anh Tông đã..trốn xăm mình theo tục của hoàng tộc

Vua Trần Anh Tông đã..trốn xăm mình theo tục của hoàng tộc

Khi còn trẻ, vua Anh Tông thích tiệc tùng, nhưng một lần do say rượu mà quên không ra đón Thượng hoàng Trần Nhân Tông khi người trở về kinh thành, khiến vua cha rất tức giận và dọa phế ngôi. Từ đó, vua Trần Anh Tông đã từ bỏ thói quen uống rượu và tập trung vào công việc của triều đình.

Trong thời kỳ trị vì của mình, vua Trần Anh Tông đã từng ra lệnh cho quan thượng phẩm Nguyễn Hưng bị đánh đến chết vì tội mê cờ bạc. Sự kiện này xảy ra vào tháng 3 âm lịch năm 1296 và được ghi lại trong sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.

Thời trẻ vua Trần Anh Tông rất đam mê tiệc tùng nhưng sau khi được Thái thượng hoàng răn dạy thì ngài bỏ thói quen uống rượu và tập trung vào công việc của triều đình (Ảnh minh họa)

Thời trẻ vua Trần Anh Tông rất đam mê tiệc tùng nhưng sau khi được Thái thượng hoàng răn dạy thì ngài bỏ thói quen uống rượu và tập trung vào công việc của triều đình (Ảnh minh họa)

Trần Anh Tông cũng không thích những kẻ nghiện rượu. Cụ thể, khi Thượng hoàng gợi ý chọn Nguyễn Quốc Phụ làm Hành khiển, nhà vua đã nói: “Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì Quốc Phụ được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi”.

Ngoài ra, vua Anh Tông cũng từng suýt mất mạng trong một vụ đắm thuyền, mặc dù dòng tộc nhà Trần được biết đến là giỏi về nghề sông nước. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại như sau: “Hôm nọ, thuyền vua đi đến sông Thâm Thị, bỗng gặp mưa gió sấm chớp. Dây buộc thuyền đều bị đứt, thuyền ngự chìm ngay giữa dòng. Vua bám được mũi thuyền và leo lên mui, đưa chân cho các quan, cung nữ bám vào để cùng trèo lên”.

Thời kỳ của Trần Anh Tông và con ông đánh dấu sự hưng thịnh của vương triều nhà Trần, sử gọi là Anh Minh Thịnh Thế (Ảnh minh họa)

Thời kỳ của Trần Anh Tông và con ông đánh dấu sự hưng thịnh của vương triều nhà Trần, sử gọi là Anh Minh Thịnh Thế (Ảnh minh họa)

Năm 1314, Trần Anh Tông nhường ngôi cho con trai là vua Trần Minh Tông sau 21 năm trị vì. Ông vẫn tiếp tục tham gia vào công việc triều chính với vai trò Thái thượng hoàng và khuyên bảo Minh Tông tin dùng những người tài đức. Trần Anh Tông qua đời vào năm 1320, hưởng thọ 44 tuổi. Trần Anh Tông được sử sách đánh giá là "khéo biết kế thừa nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần".

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Quốc gia giàu có top đầu thế giới, cứ 3 người lại có một triệu phú nhưng lại phải 'đi nhờ' sân bay của 'hàng xóm'

Quốc gia giàu có top đầu thế giới, cứ 3 người lại có một triệu phú nhưng lại phải 'đi nhờ' sân bay của 'hàng xóm'

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:32

Nếu muốn đến quốc gia này, bạn phải "đi nhờ" sân bay của một nước khác rồi sau đó đi thuyền hoặc lái xem thêm 30 phút mới đến được đây.

Công bố Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An là Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công bố Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An là Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Ngày 13/5, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) tổ chức Lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An và khai mạc lễ hội năm 2024.

Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật Quốc gia

Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật Quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Ngày 13/5, tại chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và khai mạc Lễ hội chùa Dâu năm 2024.