Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 13/06/2024, 14:09 PM

Từ câu chuyện của ông Thích Minh Tuệ, 1 ngành học đầy cơ hội nhưng ít người biết bỗng trở nên 'hot' hẳn

Ngành Tôn giáo học có không ít tiềm năng nhưng lại không phải ngành được nhiều người biết đến, theo học.

Ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) là người nhận được nhiều sự quan tâm thời gian qua. Trong hành trình tu tập, ông Thích Minh Tuệ trở thành tâm điểm của mọi lời bàn tán. Tạm bỏ qua những tranh cãi không đáng có trong hành trình của ông, 1 ngành học cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, các bậc phụ huynh là Tôn giáo học. Nhiều người thắc mắc đây là ngành học gì, đào tạo ra sao và cơ hội việc làm thế nào.

Ngành Tôn giáo học có tiềm năng, tạo cơ hội việc làm lớn cho sinh viên. Ảnh minh họa: Internet

Ngành Tôn giáo học có tiềm năng, tạo cơ hội việc làm lớn cho sinh viên. Ảnh minh họa: Internet

Ngành Tôn giáo học là ngành học tập trung nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của tôn giáo, bao gồm lịch sử, triết học, nghi lễ và ảnh hưởng của tôn giáo lên xã hội và văn hóa. Ngành học này cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về các tôn giáo lớn trên thế giới, ở Việt Nam, đồng thời giúp sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, phân tích và nghiên cứu.

Sinh viên sẽ được học về phương pháp nghiên cứu Tôn giáo học, hiện tượng tôn giáo trong quá khứ và hiện đại... Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tào về các kỹ năng mềm, ngôn ngữ cần thiết phục vụ cho công việc, sự nghiệp trong tương lai.

Sinh viên được tiếp cận với nhiều kiến thức tôn giáo khi theo học. Ảnh minh họa: Internet

Sinh viên được tiếp cận với nhiều kiến thức tôn giáo khi theo học. Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, ngành Tôn giáo học tuy có nhiều tiềm năng nhưng lại không phải sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, không có quá nhiều trường đào tạo về ngành học này. Ở Việt Nam, các bạn trẻ có thể tìm hiểu thêm về ngành Tôn giáo học ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, Đại học An ninh Nhân dân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh... 

Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Trung tâm nghiên cứu Tín ngưỡng và Tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng là nơi đào tạo thạc sĩ ngành Tôn giáo học. Ngành Tôn giáo học có mức điểm chuẩn không quá cao hàng năm, vì vậy không làm khó, "đánh đố" sinh viên.

Sinh viên có thể làm ở nhiều cơ quan khác nhau sau khi tốt nghiệp Tôn giáo học. Ảnh minh họa: Internet

Sinh viên có thể làm ở nhiều cơ quan khác nhau sau khi tốt nghiệp Tôn giáo học. Ảnh minh họa: Internet

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tuyển sinh ngành này với điểm chuẩn dao động từ 22 đến 25 điểm tùy tổ hợp. Tại trường đại học này, năm 2022, ngành Tôn giáo học có điểm chuẩn dao động từ 20 đến 25,50 điểm tùy từng tổ hợp.

Trong khi đó, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. HCM đưa ra mốc điểm chuẩn ngành Tôn giáo học năm 2023 là 21 điểm, năm 2022 là 21,25 đến 22,25 điểm tùy tổ hợp.

Tôn giáo học tuy không phải là một ngành học phổ biến như nhiều ngành khác, nhưng lại là ngành tiềm năng với cơ hội việc làm đa dạng và hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tôn giáo học có thể theo đuổi nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau, với mức thu nhập và cơ hội phát triển mạnh mẽ. Sinh viên ngành Tôn giáo học có thể giảng dạy và nghiên cứu sau khi tốt nghiệp.

Họ có thể trở thành giảng viên, truyền thụ kiến thức về lịch sử, triết học, văn hóa tôn giáo cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, hoặc các cơ sở đào tạo tôn giáo của các tổ chức tôn giáo. Cử nhân ngành Tôn giáo học cũng có thể trở thành 1 người nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề tôn giáo tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu văn hóa - xã hội hoặc các dự án nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan nhà nước thực hiện.

Nhiều sinh viên ngành Tôn giáo học có thể trở thành nhân viên truyền thông, du lịch. Họ có thể phụ trách mảng tôn giáo cho các cơ quan báo chí, tạp chí, nhà xuất bản, phụ trách truyền thông cho các tổ chức tôn giáo, giúp quảng bá hình ảnh và hoạt động của tổ chức hay quản lý và bảo tồn các khu di tích lịch sử, văn hóa tôn giáo.

Ngoài ra, sinh viên Tôn giáo học còn có thể làm việc tại các ban, ngành khác trong hệ thống chính trị hoặc tổ chức phi chính phủ.

Cơ hội việc làm cho sinh viên Tôn giáo học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng học tập, kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế và mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, với kiến thức chuyên môn và kỹ năng đa dạng, sinh viên Tôn giáo học hoàn toàn có thể tìm được công việc phù hợp và có thu nhập tốt.

Họa Mi

Bình luận

Nổi bật

Đại học danh giá đầu tiên của VN đào tạo kỹ sư cho lĩnh vực ước đạt 200 tỷ USD: Ngôi trường lọt top thế giới, rộng 26ha vẫn thuộc hàng 'nhỏ nhất trong số các đại học'

Đại học danh giá đầu tiên của VN đào tạo kỹ sư cho lĩnh vực ước đạt 200 tỷ USD: Ngôi trường lọt top thế giới, rộng 26ha vẫn thuộc hàng 'nhỏ nhất trong số các đại học'

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 15:40

Đây là đại học chuyên ngành kỹ thuật đầu ngành tại Việt Nam, một trong những trường đại học danh giá của cả nước.

Mời họ hàng ăn sinh nhật, tôi tá hỏa vì nhận hóa đơn 12 triệu đồng, quyết định từ mặt anh em

Mời họ hàng ăn sinh nhật, tôi tá hỏa vì nhận hóa đơn 12 triệu đồng, quyết định từ mặt anh em

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 15:39

Chủ động mời họ hàng đến tiệc sinh nhật để thể hiện tình cảm, tôi nhận về bài học cay đắng.

Lộ diện ‘kho báu’ của Nam Phương hoàng hậu, nổi bật với bộ sưu tập trang sức quý giá và hàng loạt bất động sản xa hoa

Lộ diện ‘kho báu’ của Nam Phương hoàng hậu, nổi bật với bộ sưu tập trang sức quý giá và hàng loạt bất động sản xa hoa

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 15:38

Nhiều món nữ trang quý giá của Nam Phương Hoàng hậu được đặt mua và chế tác tại các cửa hàng kim hoàn danh tiếng và uy tín nhất thế giới.