Thứ tư, 23/03/2022, 15:20 PM

Trong năm 2022 Hà Nội phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 72,2% trở lên

(CL&CS) - UBND TP. Hà Nội vừa thông qua kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt 72,2%.

Danh mục nghề đào tạo gồm 20 nghề, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp 11 nghề, gồm các nghề: Mộc mỹ nghệ; mộc dân dụng; kỹ thuật sơn mài; kỹ thuật khảm trai; sản xuất hàng mây tre, giang đan; hàn điện; điện dân dụng; sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; pha chế đồ uống; may công nghiệp; xây trát dân dụng.

Nhóm nghề nông nghiệp có 9 nghề, gồm: Chăn nuôi thú y; trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn; trồng lúa chất lượng cao; trồng cây ăn quả; kỹ thuật chăn nuôi lợn; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; kỹ thuật trồng hoa; trồng đào, quất cảnh.

2

Về quy mô đào tạo, tối đa 35 học viên/lớp. Phương thức đào tạo nghề dưới 3 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo nghề; đào tạo lưu động tại các địa phương; đào tạo tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp đào tạo lý thuyết tại cơ sở và thực hành nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ…

Việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp từng nghề, phù hợp nhận thức của người lao động. Thành phố sẽ không tổ chức đào tạo nghề cho lao động khi chưa dự báo được nơi làm việc và xác định được mức thu nhập tăng thêm của người lao động sau khi học nghề.

Thực hiện tốt nội dung trên sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, gắn đào tạo nghề ngắn hạn với giải quyết việc làm tại từng địa phương. Kịp thời trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động; tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi việc làm phù hợp yêu cầu của thị trường lao động. 

Nâng cao nhặn thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự đồng thuận, vào cuộc của doanh nghiệp, người lao động trong thực hiện chính sách đào tạo nghề góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ hội nhập và ứng dụng khoa học công nghệ 4.0.

Căn cứ Kế hoạch, UBND TP Hà Nội giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội (là cơ quan thưởng trực) chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, theo Quyết định số 46, trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022; chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp đào tạo dưới 03 tháng đối với nhóm nghề phi nông nghiệp.

Thời gian tổ chức đào tạo các lớp dưới ba tháng hoàn thành trước 31/12/2022.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

Tiêu chuẩn về dữ liệu sức khỏe - tăng cường khả năng tương tác giữa các hệ thống y tế trên toàn cầu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Giống như nhiều lĩnh vực khác, ngành chăm sóc sức khỏe đang ngày càng hướng tới việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế ISO với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Chứng nhận ISO đem đến sản phẩm chất lượng cho người dùng, an toàn cho người lao động và cả môi trường sống của con người. Đối với doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO, nó mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

Kết cấu thanh trong khung thép không chịu lực theo TCVN 13604:2023

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:06

(CL&CS) - Để đảm bảo công trình được bền vững, sử dụng an toàn thì trong quá trình thi công, lắp đặt các thanh trong khung thép không chịu lực nên đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13604:2023.